Có thể theo dõi một phương pháp sau đây:
Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào khả năng long đờm (dịch tiết phế quản) của chuột nhắt thí nghiệm thông qua tác dụng chất chỉ thị mầu phenol-đỏ (phenolsunfur phtalein) có nồng độ 0,5% với dung dịch rửa phế quản NaHCƠ3 5%.
Nếu thuốc có tác dụng long đờm thì nó làm tăng bài tiết dịch phế quản, và do đó lượng phenol đỏ được bài tiết ra nhiều hơn, mầu của dung dịch rửa phế quản sẽ đỏ hơn. So sánh mầu của dung dịch rửa của từng lô chuột thí nghiệm với mầu của dung dịch đỏ phenol trong thang mầu chuẩn; có 10 Ống, mỗi ống 10ml dung dịch phenol đỏ theo các nồng độ tăng dần: 0,01%; 0,02%, 0,03%, 0,04% 0,05%, 0,06%, 0,07%, 0,08%, 0,09%, 0,10%
Nếu lượng phenol đỏ ở dịch rửa của lô thử thuốc lớn gấp 2 lần trở lên so với lô chứng thì được coi như thuôc có tác dụng trừ đờm. Có thể theo dõi cách làm một cách cụ thể hơn sau đây:
Chọn các con chuột nhắt khoẻ mạnh có trọng lượng từ 18-20g không phân biệt đực cái chia thành 2 lô, mỗi lô 10 con một lô uống nước cất, một lô uống thuốc cần thử (thường thuốc thử được chế dưới dạng cao lóng 1:1, và mỗi chuột được uống 0,5ml) hoặc có thể làm 3 lô, thêm 1 lô uống dung dịch natribenzoat, một bôi thuốc long đờm tây y kinh điển, dùng làm lô quy chiếu; giúp cho việc đánh giá tác dụng trừ đờm khách quan hơn.
Ngay sau khi cho chuột uông thuốc, mỗi chuột (ở các lô) đều được tiêm 0,5ml dung dịch phenol đỏ vào màng bụng; sau 30 phút có thể tiêm lần thứ 2 như vậy. Sau một giờ kể từ lúc uống thuốc, chuột được giết và bộc lộ khí quản; sau đó rửa phế quản bằng dung dịch NaHC03 5% ba lần, mỗi lần lml5. Gộp dịch rửa của cả lô vào một ống nghiệm riêng và đem sỏ mầu với thang phenol đỏ chuẩn. Từ đó có thể biết được thuốc có tác dụng trừ đờm hay không và tác dụng đó ở mức độ nào qua so sánh với màu của lô uống natribenzoat, bằng thực nghiệm như vậy tác giả và các cộng sự đã nghiên cứu được nhiều vị thuốc cổ truyền có tác dụng trừ đờm như lá mướp, xơ mướp, xương bồ, cóc mẳn, nam tỳ bà diệp, trần bì… hoặc phương thuốc cổ truyền Nhị trần thang (bán hạ, trần bì, hạnh nhân, cam thảo) Tam tử thang (bạch giới tử, lai phục tử, tô tử).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong
dung cua tao, cây thuốc quý
quanh ta