Bộ phận dùng
Hạt lai phục tử – Semen Raphani
Khi quả chín, cắt về phơi khô, đập lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng sao vàng
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu của Lai phục tứ là chất dầu, trong đó có hợp chất sulfur. Tác giả và Trần Thị Oanh khi nghiên cứu hạt cải củ thấy ngoài dầu béo ra còn có flavonoid, alcaloid, tinh dầu sterol. Hàm lượng dầu béo ở lai phục tử được xác định 41%, alealoid có hàm lượng 1,2%
Tác dụng sinh học
Tác giả cùng Trần Thị Oanh và Cao Vân Thu thấy khi phối hợp lai phục tử với tô tử (quả tía tô), bạch giới tử (hạt cải bẹ) (Phương tam tử thang) với tỷ lệ 10:3: 10 thấy không biểu hiện độc cấp tính; đồng thời có tác dụng chống ho (trên chuột nhắt) với liều 25g/kg (chuột), tương đương với tác dụng chống ho của dung dịch codeinphosphat 0,4%, ở liều 10mg/kg (chuột). Tác dụng trừ đờm trên chuột ở liều 25g/kg, tương đương tác dụng của dung dịch Natribenzoat 3% ở liều 75 mg/kg (chuột). Còn có tác dụng giãn cơ trơn khí quản chuột lang. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế 8 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, B. subtillis, B. pumillus, Sarcina lurea, Echerichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus pneumoniae và Haemophylus influensae. Trong đó có hai chủng vi khuẩn thường gặp trong các bệnh đường hô hấp là Streptococcus pneumoniae và Haemophylus influenae.
Công dụng
Lai phục tử dùng trong các trường hợp đờm nhiều gây ho hen, suyễn tức khó thở, ngực bụng đầy trướng, ngoài ra còn được dùng để chứa các bệnh do tiêu hoá bị đình trệ, thượng vị đau trướng đại tiện bí kết. Liều dùng 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc riêng hay phối hợp với tô tử, bạch giới tử trong phương Tam tử thang. Tam tử thang dùng trong, được dùng trị ho đờm suyễn tức và tiêu hoá bất chấn. Có thế dùng dưới dạng chè, hãm nước uống hàng ngày cho kết quả tốt
Liều dùng: 4 – 10g
CÁNH KIẾN TRẮNG (An tức hương)
Styrax tonkinense Pierre
Họ Bồ đề – Styracaceae
Đặc điểm thực vật
Cánh kiến trắng hay còn gọi là cây bồ đề, loại cây nhỡ, thân gỗ cao tới 15 – 17m. Lá có phiến nguyên mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, mặt dưới lá phủ lông mịn mầu trắng nhạt, phía trên mầu lục nhạt. Hoa nhỏ mầu trắng, mọc thành chùm. Quả hình cầu, có cuống, phía ngoài phủ lông hình sao. Cánh kiến mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Hoà Bình…
Bộ phận dùng
Nhựa cây
Thành phần hoá học
Trong nhựa cây có acid benzoic, xinamic, vanilin…
Công dụng
Cánh kiến trắng được dùng làm thuốc chữa ho; đặc biệt là ho của người già; hoặc các trường hợp viêm phế quản mạn tính, khó thở. Có thể dùng riêng với liều 1-2g hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
- Liều dùng: 4 – 8g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tac
dung cua tao, những cây thuốc
và vị thuốc việt nam