Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Ma hoàng

MA HOÀNG

Ephedra sinica stapf.

Họ Ma hoang – Ephedraceae

Đặc điểm thực vật

    Ma hoàng là cây thuộc thảo cao khoảng 60-70 cm. Thân có nhiều đốt, mỗi đốt dài 3 – 6cm, trên đốt có rãnh dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng 3 lá một ồ mỗi đốt, lá thoái hoá thành những vảy nhỏ, phía dưới lá mầu hồng nấu, phía trên mầu tro trắng, đầu lá nhọn và hơi cong. Hoa đực, hoa cái khác cành. Quả thịt, mầu đỏ.

   Ngoài cây ma hoàng trên còn có cây mộc tặc hoàng E. equisetina cao tới 2 m cùng được dùng làm thuốc. Ma hoàng phân bố chủ yếu  ở một số vùng của Trung Quốc như Hoa Bắc, Tây Bắc, còn thấy ở Ấn Độ, châu Âu…

Bộ phận dùng

   Phần trên mặt đất – Herba Ephedrae

   Rễ – Radix Ephedrae

   Cắt ma hoàng ra từng đoạn rồi tiến hành sao tẩm, chích mật ong để tăng tính chỉ ho bình suyễn, đôi khi chích rượu, chích giấm…

Thành phần hoá học

   Thành phần chủ yếu của ma hoàng là alcaloid , hoạt chất chính là L. ephedrin (1,3%) ngoài ra còn có D – ephedrin L – N – metylephedrin, L – nor – ephedrin, D – N – metylpseudo – ephedrin, D – nor – pseuđoephedrin, ephedroxan, d – pseudo ephedrin chừng 0,20%

Công dụng cây Ma hoàng


Tác dụng sinh học

-   Chất L. ephedrin chiếm tới 85% trong alcaloiđ của ma hoàng có tác dụng làm giãn cơ trơn phế quản với nồng độ rất thấp 1: 5. 10(-6), điều đó có liên quan đến tác dụng trị hen của ma hoàng. Tuy nhiên với nồng độ 1: 10-4 nó có tác dụng gây co thắt phế quản. Những thành phần khác của alcaloidcó tác dụng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp. Điều đógiải thích tại sao ma hoàng không nên dùng cho những người bị hen mà huyết áp tăng.

-   Chất  - terpineol, một thành phần trong ma hoàng có tác dụng khai mở tấu lý (lỗ chân lông) làm ra mồ hôi. Điều đó có thể giải thích việc dùng ma hoàng để phát hãn giải biểu khi gặp chứng cảm mạo phong hàn và chừng mực nào cho ta thấy rằng khi chích mật ong ma hoàng giảm tính phát hãn vì qua chích, nhiệt độ khi sao sẽ làm bay mất tinh dầu của vị thuốc.

Công dụng

    Ma hoàng được dùng để trị hen là chính vì các hoạt chất của nó có tác dụng giãn phế quản với tính chất này cảTây và Đông y đều sử dụng. Tuy nhiên ma hoàng còn có tác dụng phát hãn giải cảm, nên y học cổ truyền dùng nó khi cảm mạo phong hàn có ho hen, khó thở. Ma hoàng lại có tác dụng lợi tiểu, nên có lợi khi dùng vị thuốc này để chữa hen. Ta biết rằng giữa phế và thận có quan hệ mật thiết; một khi thận thông thì phế cũng thông (tức dễ thở) vì thế dùng ma hoàng chữa hen đạt được cả 2 mục đích, tác động vào 2 tạng có liên quan đến bệnh hen.

    Ma hoàng chích mật tốt cho bệnh ho hen, vì chích mật không làm mất hoạt chất (ephedrin) trái lại mật ong là một phụ liệu tốt đôiavới phế quản. Gần đây người ta dùng rễ ma hoàng (ma hoàng căn) làm thuốc chỉ hàn, thu liễm mồ hôi. Trên thực tế rễ ma hoàng hầu như không chứa ephedrin, ngược lại có tác dụng hạ huyết áp; do đó cần tận dụng nguồn nguyên liệu này.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta