Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về cây thuốc Bình Vôi và cây Bảy lá một hoa

BẨY LÁ MỘT HOA (Thất diệp nhất chi hoa)

Paris Polyphylla Sm. var. chinensis (Franch) Hara

Họ Bảy lá một hoa – Trilliaceae

Đặc điểm thực vật

   Cây sống nhiều năm, cao tới lm, thường có 7 lá.    Lá có phiến hình trái xoan ngược, gốc lá tròn, mũi lá nhọn, lá có cuống dài. Thường có 1 bông hoa mọc đơn độc ở ngọn thân một trục cao 80cm. Lá dài xanh trông giống lá. Cánh hoa dạng sợi, mầu vàng có nhiều rễ phụ.

   Bẩy lá một hoa mọc hoang ở rừng núi nhiều tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Hà Bắc, Thái Nguyên thường mọc ở nơi đất ẩm hai bên khe suôi.

Bộ phận dùng

   Thân rễ – Rhizoma Paridis chinensis

   Đào lấy củ, rửa sạch, cắt bỏ rễ con gọt vỏ ngoài, có thể dùng tươi hoặc thái lát phơi khô. Khi dùng sao vàng

Thành phần hoá học

   Thân rễ thất diệp nhất chi hoa có diosgenin, pennogenin

Công dụng

   Thân rễ của bẩy lá một hoa được dùng để trị viêm phổi ho nhiều có sốt, trị hen suyễn, viêm họng, bệnh bạch hầu, ngoài ra còn dùng trị viêm não, viêm da có mủ, trị rắn độc cắn. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc với liều 8 – 12g. Trường hợp rắn cắn, có thể dùng tươi, nhai nuốt dịch, bã đắp vết thương sau khi nặn chất độc

Liều dùng: 6 – 12 g

 ****

BÌNH VÔI (Ngải tượng)

Stephania rotunda Lour. s. glabra (Roxb) Miers

Họ Tiết dê – Menispermaceae

Đặc điểm thực vật

   Bình vôi thuộc loại dây leo, thường bám trên các núi đá vôi, phần dưới thân phình to thành củ, xù xì có khi nặng tới vài chục kg, da củ thường có mầu xám, bên trong có mầu vàng ngà, vị đắng nhẹ. Bình vôi có lá hình khiên, mọc so le, đôi khi tròn hay bầu dục hoặc hình tim. Hoa nhỏ mọc thành tán, hoa đực, cái khác gốc. Quả hình cầu, khi chín có mầu đỏ, trong có 1 hạt hình móng ngựa. Bình vôi thường mọc hoang ở các vùng núi đá vôi ở Hoà Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, cần phân biệt với cây mọc ở vùng núi đất, có củ nhỏ và dẹt gọi là củ gà ấp.

   Gần đây bình vôi đã được nhân giống vô tính thấy rằng phần cuối đoạn dây cũng xuất hiện phình to (dạng rễ củ)

Bộ phận dùng

   Thân củ – Turber Stephaniae Rotundae

   Củ sau khi thu hái, gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng phơi khô làm thuốc. Trước khi dùng sao qua.

cây Bảy lá một hoa


Thành phần hoá học

   Thành phần hoá học chủ yếu là alcaloid, trong đó phải kể đến L – tetrahydropalmatin, roemerin.

  Ngoài ra còn có một số các hợp chất alcaloiđ khác ở các loài bình vôi khác nhau như stepharin isotetrandrin cepharanthin, cepharanolin, berbamin

Tác dụng sinh học

   Tác dụng sinh học của bình vôi, được coi như tác dụng chính của alcaloid 1-tetrahydropalmatin. Thành phần này có tác dụng điều hoà hô hấp, tác dụng an thần, hạ huyết áp rõ rệt; làm giảm nhu động ruột cô lập. Ngoài ra roemerin có tác dụng gây tê niêm mạc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công dụng của táo, các loại cây thuốc nam