Phế liên quan với tỳ: Theo YHCT phế có chức năng chủ khí, còn tỳ có chức năng ích khí, tức tỳ tạo nguồn năng lượng (khí) cho cơ thể thông qua nguồn dinh dưỡng của thuỷ cốc, khí của tỳ kết hợp với khí của phế tạo ra chính khí, nguồn năng lượng chính cung cấp cho cơ thể. Do vậy khi tỳ khí hư sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến khí phế và đương nhiên ảnh hưởng đến phế. Theo học thuyết Ngũ hành, tỳ tương sinh với phế. Như vậy sự mạnh yếu của tỳ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến phế. Chính vì vậy YHCT khi chữa bệnh phế khí luôn dùng thuốc kiện tỳ ích khí đế giúp cho phế với các vị thuốc nhân sâm, đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật…
Quy luật tương sinh ngũ hành
- Phế liên quan với thận: Phế và thận là hai tạng, có liên quan mật thiết về chức năng. YHCT coi thận là tạng chủ nạp khí, tức đóng vai trò đưa không khí vào phế. Nói một cách khác trong một hơi thở của phế thì phế chỉ làm chức năng đưa không khí ra (phần thán khí) còn thận làm chức năng đưa không khí vào phế (phần dưỡng khí). Mặt khác YHCT còn coi phế là nguồn nước trên, thận là nguồn nước dưới. Do đó mỗi khi “nguồn nước trên” tức là phế không thông thoát, gây khó thở, người ta phái dùng các vị thuốc lợi tiểu đế khai thông đường nước dưới. Như vậy rõ ràng thận đóng góp phần quan trọng trong quá trình hô hấp của phế. Đối với ho, hen, đặc biệt là hen YHCT rất quan tâm đến “cố thận” tức dùng thuốc chữa vào thận.
Tại sao lại “cố thận” ?
Ta biết rằng trong cơ thể hormon Nor – adrenalin và Adrenalin phần lớn tiết ra từ tuyến thượng thận. Một trong những chức năng của nội tiết tô” này là làm giãn khí quản, phế quản. Ớ người khoẻ mạnh, một nồng độ nhỏ và thường xuyên của nó trong máu đủ để duy trì độ giãn bình thường của khí quản, phế quản, giúp cơ thể hô hấp bình thường, ơ những người bị ho, hen đặc biệt bị hen, khí quản bị co thắt nhiều. Do đó hormon này phải được tiết ra nhiều để duy trì hô hấp. Bởi vì sự tiết quá mức đó lại diễn ra lâu ngày làm suy kiệt “thận”. Mặt khác thận cũng tăng cường chức năng thanh lọc để giúp phế khai thông “đường nước trên”. Đó chính là lý do tại sao phải cố thận khi tiến hành điều trị bệnh hen.
Trên thực tế ta thấy rằng ngay cả Y học hiện đại, cũng quan tâm đến hormon của tuyến thượng thận trong điều trị hen. Người ta thường dùng các chế phẩm thuộc dòng corticoid như prednisolon, cortison, cortisol, prednison, methyl prednison … khi xuất hiện các cơn hen nặng. Vì chính các hormon thượng thận trong cơ thể cũng có tác dụng hạn chê viêm, mà ta biết viêm là một phần quan trọng trong bệnh hen suyễn. Ngoài ra chúng còn có tác dụng trân áp phản ứng miễn dịch, và phản ứng cũng là một nhân tô gây ra hen suyễn.
Như vậy đế điều trị ho, hen, YHCT quan tâm trước hết đến tạng phế, tạng mà ở đó bệnh ho, hen xảy ra. Phải làm thế nào đó, để phế khí sung túc, phê khí âm đầy đủ, khiến cho phế khí “chủ túc giáng”. Có như vậy việc hô hấp mới bình thường, cơ thể mới khoẻ mạnh. Ngoài ra YHCT còn quan tâm đến một số tạng khác như thận và tỳ, do một sô” chức năng của các tạng này có liên quan mật thiết với chức năng hô hấp của tạng phế.
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác
dụng của quả táo, cây thuốc
việt nam