Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Sa sâm

SA SÂM

Launae pinnatifida Cass. Họ Cúc – Asteraceae (cây sa sâm mọc ở Việt Nam) Glehnia littoralis Schmidt et Miquel. Họ Hoa tán – Apiaceae (cây Bắc sa sâm, mọc ở Trung Quốc hiện dược liệu được bán trên thị trường Việt Nam với tên gọi Bắc sa sâm)

Đặc điểm thực vật

   Về mặt thực vật, sa sâm rất phức tạp, thuộc nhiều họ khác nhau. Tuy nhiên có điểm chung là chúng đều sông trên cát, chữ sa ở đây nghĩa lá cát, chúng đều là những loại cỏ sông lâu năm. Nếu là loài Launae thì nó có thân bò lan dài. Lá mọc đối xếp thành hoa thị ở quanh gốc, mép lá có răng cưa. Hoa hình đầu mầu vàng. Quả bế hình tru lọai này có mọc ở Việt Nam, Nam Định, Quảng Ninh. Còn loại Bắc sa sâm, cũng là loài thân thảo, cao tôi 20cm rễ trụ dài và nhỏ có mầu trắng ngà hoặc nâu nhạt, phần lớn rễ nằm trong cát, phần lộ trên mặt đất có lông màu tro. Lá hình trứng mọc từ gốc, cố cuống dài, cấu tạo theo kiểu lông chim. Hoa tự ở đỉnh hình tán, cuống hoa có nhiều lông nhỏ mầu xám tro, hoa mầu trắng. Quả hình cầu, phủ lông mềm. Loài này có mọc ở Trung Quốc: Sơn Đông, Liêu Ninh, Hà Bắc, Giang Tô. Ngoài 2 loài sa sâm nói trên, còn một số loài khác cũng mang tên sa sâm như cây Adenophora verticillata Fish. Họ Hoa chuông – Campanulaceae, hoặc cây tế diệp sa sâm Wahlenbergia gracilis A. DC. Họ Hoa chuông – Campanulaceae cũng có rễ là vị sa sâm.

Bộ phận dùng

Rễ – Radix Launae

Radix Glehniae

Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng thái vát sao vàng, hoặc chích gừng.

Thành phần hoá học

   Trong sa sâm Việt Nam sơ bộ thấy có tanin, chất béo. Còn trong Bắc sa sâm có tinh dầu

Công dụng trị bệnh của cây Sa sâm


Tác dụng sinh học

   Từ Bắc sa sâm thấy tinh dầu có tác dụng hạ thấp nhiệt độ bình thường của thỏ. Cao chiết bằng cồn ethylic có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ khi gây sốt bằng trực khuẩn thương hàn, có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên phần tinh dầu tách ra từ lá lại không có tác dụng giảm đau.

Công dụng

   Sa sâm là vị thuốc có tác dụng dưỡng âm thanh phế dùng khi phế âm suy, ho khan, ho có nhiềuđờm khó khạc ra có thể phối hợp với mạchngọc trúc, địa cốt bì. Ngoài ra còn được dùng đểdưỡng vị, sinh tân khi đau dạ dày làm cho họng khô, lưỡi đỏ hoặc khi lên thuỷ đậu mà mụn đã bắt đầu xẹp, dùng sa sâm phối hợp với bạch biển đậu vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, tang diệp, mạch môn hoàng tinh, sinh địa. Cũng có thể dùng sa sâm khi đại tràng táo kết. Liều dùng 8 – 12g



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công dụng của táo, các loại cây thuốc nam