Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây một lá và cây mộc tặc

MỘC TẶC (Tiết cốt thảo)

Equisetum arvense L.

E. debile Roxb. Họ Mộc tặc – Equisetaceae

Đặc điểm thực vật

   Mộc tặc là loại cỏ sống nhiều năm. Thân rễ dài có đốt nằm sâu dưới đất. Mộc tặc có hai loại cành; cành hữu thụ có mầu nâu, không phân nhánh, ở đầu cành có nhiều vòng bào tử diệp, xếp xít lại trông như tháp bút. Cành bất thụ thường dài hơn có chia dóng, ở mỗi mấu có vòng lá hình sợi nho cành có thể phân nhiều nhánh và chính nhừng nhánh này cũng mọc vòng từ các mấu. Các dóng đều rỗng, xốp và chứa khí, do đó khi ta vuốt nhẹ các cành này phát ra tiếng nổ lép bép.

   Mộc tắc có mọc hoang ở nhiều nơi, thường ven các bờ sông hoặc bãi lầy ven suôi.

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Equiseti.

   Sau khi thu hái, phơi khô. Khi dùng cắt thành từng đoạn 3-5 cm.

Thành phần hoá học

   Trong mộc tặc có các hợp chất flavonoid như equisetrin, isoquexitrin, satragalin, kaemferol,… các chất saponin equisetonin và alcaloid palustrin, equisetin… Ngoài ra còn có hợp chất dimethylsulfon, methoxypyridin, acid aconitic, glycosid articulatin và isoarticulatin.

Công dụng

   Mộc tặc được dùng như ma hoàng để chữa ho hen, ho ra máu, tiểu tiện khó, và chính hai tác dụng này hỗ trợ cho nhau, giúp cho người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra còn được dùng để cầm máu trong các bệnh đường ruột, trĩ, lỵ ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.

Liều dùng: 8 – 12g

Công dụng cây mộc tặc



***

MỘT LÁ(Thanh thiên quỳ)

Nervilis fordii (Hance) Schultze

Họ Lan – Orchidaceae

Đặc điểm thực vật

   Một lá là cây thuộc thảo, sống nhiều năm, chỉ cao độ 20 cm, thân ngắn, củ tròn, có một lá mọc lên từ củ. Lá hình tim tròn, có gân toả đều từ cuống lá, cuống lá dài 10cm, mầu tím hồng. Cụm hoa có cán dài, mọc thành chùm hay bông trắng.

   Quả hình thoi, có nhiều múi

  Cây một lá mọc hoang ở một số vùng rừng núi phía Bắc nưđc ta như Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn, Hà Giang…

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Nervilis

   Có thể thu hái toàn cây, hoặc chỉ thu hái lá. Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi tới se, sau vò kỹ, hoặc sau khi đồ, phơi se rồi vò, tiếp tục phơi tới khô. Lá đã chế biến như vậy sẽ có mầu tro sẫm hay lục đen, mùi thơm.

Công dụng

   Một lá được dùng để làm thuốc chữa ho, đặc biệt ho lao. Ngoài ra còn làm thuốc giải độc nấm, chữa mụn nhọt, hoặc đắp vào nơi sưng đau hoặc làm thuốc bổ, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 12 – 16g

   Chú ý: Một lá là cây thuốc quý có thể Xuất khẩu, cần chú ý nghiên cứu trồng trọt.

Liều dùng: 4 – 12g


Đọc thêm tại: