Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây cóc mẳn


CÓC MẲN (Nga bất thực thảo)

Centipeda minima L. Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật

   Cóc mẳn là cây cỏ mọc hoang, cành phân nhiều nhánh, mọc sát đất, bò lan thành từng đám. Lá chia 3-5, đầu lá hơi nhọn, không cuống, mọc so le. Hoa mọc ở nách lá, có hình xù xì trông giống mụn cóc, do đó có tên cóc mẳn. Khi vò ra lá có mùi hắc.


   Vị đắng (đắng đến nỗi con ngỗng cũng không ăn nên gọi Nga bất thực thảo, tức cỏ ngỗng không ăn)

   Cóc mẳn được phân bổ ở nhiều nơi trong nước ta, nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Nội… cóc mẳn mọc hoang ở nơi đất ẩm, các bờ ruộng hoặc trên các luống khoai luống rau vào các tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khi thu hái cần tránh nhầm lẫn với một số cây có hình dáng tương tư như cây cỏ lăn tăn hoặc cây vương thái tô.

Bộ phận dùng

   Dùng toàn cây Herba-Centipedae                                      

   Sau khi thu hái, rửa sạch đất cát, phơi khô hoặc sấy khô. Trước khi dùng có thể cắt đoạn rồi vi sao                  

 Thành phần hoá học                                                              

   Trong cóc mẳn có tinh dầu 0,11%, saponin triterpenic 3,1%, sterol, coumarin, acid hữu cơ, acid amin. Các saponin của cóc mẳn được chỉ ra là arnidiol, taraxasterol

công dụng của cây cóc mẳn


Tác dụng sinh học

   Bằng các thực nghiệm chống ho và trừ đờm trên chuột nhắt. Tác giả và Hoàng Kim Huyền đã          chứng minh nước sắc cóc mẳn có tác dụng chống ho, trừ đờm tốt, dạng dịch ép cây tươi và saponin toàn phần có tác dụng giảm ho, tốt hơn các dạng chế phẩm khác à liều 0,5g/chuột. Tác dụng đó còn tốt hơn cả codein photphat (liều 0,025g/chuột). Ngoài ta tác giả và Chu Thị Lộc xác định cóc mẳn có tác dụng kháng khuẩn tốt. Dạng dịch chiết cồn có tác dụng với 9 chủng vi khuẩn, trong đó phải kể đến thành phần coumarin cho tác dụng tốt nhất.

Công dụng

   Cóc mẳn là vị thuốc có tác dụng thanh phế chỉ khái, được dùng trong các trường hợp ho khan có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng nước ép lá tươi, dùng riêng hoặc phối hợp với chua me đất (mỗi thứ 12g), có thể dùng khi trẻ em bị ho gà cho kết quả tốt, hoặc các trường hợp hen suyễn lâu ngày, ho khó thở tức ngực. Ngoài ra cóc mẳn còn được dùng để trị ngứa lở hắc lào (dùng cây tươi giã nát, xát vào nơi bị bệnh) hoặc dùng khi bị đau mắt do viêm giác mạc, hoặc bệnh tăng huyết áp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý