Để giải quyết 3 triệu chứng ho, đờm, suyễn của bệnh ho, hen; y học cổ truyền đã chia loại thuốc này ra làm 3 loại lớn: Đó là thuốc hoá đàm, thuốc chỉ ho, thuốc bình suyễn.
Thuốc hoá đầm
Đàm là gì ?
Y học cổ truyền quan niệm đàm là chất dịch nhớt, dính sản sinh trong quá trình chuyển hoá của tạng phủ; khi chất dịch đó bị ngưng đọng, sẽ gây bệnh cho tạng phủ. Đàm ngưng đọng ở đâu thì ở đó sẽ bị bệnh. Nếu đàm đọng lại ở não gây bệnh động kinh, điên giản, đọng ở tỳ vị gây bệnh tỳ vị tích trệ. Nếu đọng ở phế (thường gọi là đờm) gây bệnh cho đường hô hấp, sẽ gây ho và hen. Cán cứ vào tính chất của đàm, người ta phân thuốc hoá đàm ra làm 2 loại:
Thuốc hoá đàm nhiệt
Đàm nhiệt có đặc tính về thể chất là dính, quánh; về màu sắc là vàng hoặc hơi xanh, về mùi thường hôi hoặc nặng mùi. Do tính chất như vậy nên đàm nhiệt bám rất sát, rất chắc vào niêm mạc của đường hô hấp, khó long và khó khạc ra.
Thuốc hoá đàm nhiệt đa sô có tính hàn vị đắng dùng thích hợp cho các bệnh ho suyễn, nôn ra đờm đặc, các bệnh điên giản, sốt cao, phát cuồng, các bệnh lao lâm ba kết, sưng tuyến giáp. Những vị thuốc thường dùng như thiên trúc hoàng, trúc lịch, ngưu hoàng, thường sơn, côn bố, trúc như…
Thuốc hoá đàm hàn:
Đàm hàn có đặc tính về thể chất là ít dính, mỏng nhớt, mầu sắc là trắng, thường không mùi hoặc hơi tanh. Do tính chất như vậy nên đàm hàn dễ long và dễ khạc ra, thuốc hoá đờm hàn đa sô” có tính vị cay ấm dùng thích hợp cho các trường hợp ho đờm thể hàn, ho lâu ngày, khí, phế quản bị viêm nhiễm lâu ngày, gây co thắt khó thở tức ngực. Những vị thuốc thường dùng như bán hạ, bạch giới tử, tạo giác, cát cánh…
Thuốc chỉ ho
Thuốc chỉ ho (chỉ khái, chông ho) có tác dụng ôn phế, thanh phế nhiệt, nhuận phế, giáng khí phế nghịch; dùng trong các trường hợp ho do nhiều nguyên nhân dẫn đến
Thuốc thanh phế chỉ khái:
Loại thuốc này dùng khi ho nhiệt, ho đờm nhiệt, họng khô nóng, cổ rát, đờm đặc dính.
Các vị thuốc thường có vị đắng tính bình hoặc hàn như cóc mẳn, tỳ bà diệp, tang bạch bì, tiền hồ mướp…
Thuốc ôn phê chỉ khái:
Thuốc ôn phế chỉ khái dùng để chữa các chứng ho do hàn, do đờm hàn, thường có vị ngọt cay hoặc đắng tính âm như lai phục tử, hạnh nhân, bách bộ…
Thuốc bình suyễn
Thuốc bình suyễn, thuốc có tác dụng làm giảm cơn co thắt khí quản, phế quản. Trên thực tế thuốc có tác dụng làm giãn cơ trơn của khí phế quản mà đưa lại tác dụng này.
Người ta thường dùng chúng khi đã có các cơn hen xuất hiện, bệnh nhân đã bị ho nhiều khó thở, tức ngực. Các vị thuốc bình suyễn thường có vị đắng, có tác dụng khoan sung hoá đàm như ma hoàng, địa long, bạch quả, cà độc dược…
Trên thực tế lâm sàng người ta phôi hợp các loại thuốc trên một cách hài hoà nhằm phát huy tác dụng tối đa của chúng. Ví dụ, khi bị ho hàn (ho do phế hàn) thì phôi hợp giữa thuốc ôn phế chỉ khái với thuốc hoá đờm hàn. Khi bị ho nhiệt (ho do phế nhiệt) thì phôi hợp giữa thuốc thanh phế chỉ khái với thuốc hoá đờm nhiệt. Còn khi bị suyễn tức thì thường phôi hợp cả ba loại thuốc chỉ ho, hoá đờm và bình suyễn. Vì trong suyễn đã bao gồm cả chứng ho và đờm. Tuy nhiên khi đó phối hợp với loại nào (loại thuốc ho hàn hay nhiệt) là tuỳ thuộc vào triệu chứng cụ thể.
Đọc thêm tại:
- http://caythuoccotruyen.blogspot.com/
- http://caythuoccotruyen.blogspot.com/2015/04/tac-dung-cua-qua-tao-ta-trong-viec-chua.html
- http://caythuoccotruyen.blogspot.com/2015/05/phe-tang-la-gi.html