Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về cây thuốc Bối Mẫu và Bọ Mắm

BỌ MẮM

Puozolzia zeylanica Benn Họ Gai – Urticaceae

Đặc điểm thực vật

   Bọ mắm là cây thuộc thảo, thân mảnh, cành mềm, cao khoảng 30 cm. Lá mọc so le, có khi mọc đối, hình mác hẹp.      Hai mặt lá đều có lông; lá có cuống; mỗi lá có 3 gân.   Cụm hoa đơn tính mọc thành xim co ở kẽ lá. Quả hình trứng nhọn. Bọ mắm mọc hoang hầu như ở khắp nơi trong nước ta, ở nhừng nơi đất ẩm ở ven các bờ giậu, bờ ruộng. Nhân dân thường lấy bọ mắm cho vào các hũ mắm để diệt giòi, do đó có tên cây bọ mắm hay thuốc giòi là như vậy.

Bộ phận dùng

   Dùng bộ phận trên mặt đất của bọ mắm Pars aerea Pouzolziae. Sau khi thu hái rửa sạch dùng tươi, hoặc phơi khô, dùng dần.

Công dụng

   Bọ mắm được dùng để chữa ho mạn tính, ho lâu ngày nhiều đờm có thể sắc uống hoặc nấu dưới dạng cao. Còn dùng để chữa ho lao, ho gà, hoặc ho do viêm họng, viêm phế quản. Ngoài ra bọ mắm còn được dùng để làm thuốc lợi tiểu thông sữa. Gần đây có nơi dùng trong thành phần của bài thuốc chữa viêm da thần kinh, bước đầu thấy kết quả

Liều dùng: 8 – 16g



 ***

BỐI MẪU

Fritillaria cirrhoa D.Don (xuyên bối mẫu)

F. thunbergii (Mig) (triết bối mẫu)

Đặc điểm thực vật

   Bối mẫu là cây thuộc thảo, sống nhiều năm; thân mảnh, cao chừng 60cm. Lá mọc vòng từ 3 – 6 lá  ; đầu lá bị cuộn lại, trên mặt lá có các gân dọc; đầu lá nhọn (xuyên bối mẫu). Còn ở triết bối mầu thì lá ngắn và mảnh hơn, thường chỉ mọc vòng 3-4 lá. Hoa hình chuông, mọc ở kẽ lá phía ngoài có mầu vàng lục nhạt, phía trong mầu xanh lục nhạt. Từ gốc các cây bối mẫu có các dò trắng nhỏ xếp chồng lên nhau. Các loại bối mẫu được trồng ở Trung Quốc. Hiện nay trên thị trường Việt Nam xuất hiện 2 loại bối mẫu, đó là xuyên bôi mẫu loại có dò nhỏ, còn loại thổ bối mẫu có dò to hơn và trắng hơn.

Bộ phận dùng

   Các dò của bối mẫu

   Bulbus Fritillariae eirrhoae et Fritillariae thunbergii

   Sau khi thu hái, lấy dò, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, hút hết nhựa, phơi khô. Khi dùng có thể thái mỏng các dò to, sao hơi vàng.

Thành phần hoá học

   Trong bối mẫu có alcaloid peiminin, peimin peimidin, peimitidin, fritimin, pemisin, vertiein, peimiphin, glycosid peiminosid.

cây thuốc Bối Mẫu và bọ mắm


Tác dụng sinh học:

   Dịch chiết cồn có tác dụng chông ho (Peimin, verticin). Bối mẫu có tác dụng làm tăng đường huyết làm hạ huyết áp và tăng co bóp tử cung cô lập của động vật thí nghiệm.

Công dụng:

   Các loại bối mẫu được dùng với công dụng chính để chữa ho, đờm; đặc biệt ho đờm nhiệt, họng đau rát còn có tác dụng nhuận phế nên được dùng để trị ho lao, áp xe phổi, teo phổi, các trường hợp bệnh phổi khác dẫn đến ho, khó thồ. Ngoài ra bối mẫu còn được dùng để trị mụn nhọt, ghẻ lở, tràng nhạc, lợi sữa, chảy máu cam, nôn ra máu.

Chú ý:

   Không nên dùng bối mẫu cho những bệnh nhân có tiền sử huyết áp thấp và tiểu đường.

   Bối mẫu kỵ dùng với phụ tử và chế phẩm có phụ tử.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta