Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Hoàng cầm và hồng bì

HOÀNG CẦM  

Scutellaria baicalensis Georg.

Họ Hoa môi – Lamiaceae

Đặc điểm thực vật

   Hoàng cầm là cây thuốc đã được di thực vào nước ta, có thể sống tốt. Song hiện nay vị thuốc hoàng cầm trên thị trường vẫn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó là loại cỏ sống dai cao đến 60cm, rễ mầu vàng. Thân mọc thẳng đứng, phân nhiều nhánh, nhẵn hoặc có lông ngắn. Lá nhỏ, mọc đối, mặt trên xanh thẫm. Hoa mọc thành bông ở đầu cành, mầu lam tím.

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix Scutellariae

   Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng cần đồ mềm, thái phiến, sao vàng.

Thành phần hoá học

   Trong hoàng cầm có các hợp chất flavonoid như baicalin, wogonosid, wogonin, koganebanain, skullcapílavon, carthamidin, scutellarin, iso- carthamidin.

Tác dụng sinh học

+ Nước sắc hoàng cầm có tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, song cầu cầu khuẩn viêm não, liên cầu khuẩn tan huyết, trực khuẩn ho gà, thương hàn, lỵ, còn có tác dụng chống nấm và nhiều loại virus.

+ Nước sắc có tác dụng hạ sốt, hạ áp và lợi tiểu; phần genyl của flavonoid cho tác dụng lợi niệu

Công dụng

   Hoàng cầm được dùng để trị ho do phế nhiệt, trị viêm phổi, áp xe phổi. Hoàng cầm là vị thuốc đặc trưng thanh thấp nhiệt thượng tiêu, trong đó đáng kể là phế. Ngoài ra còn được dùng để trị động thai chảy máu, phối  hợp chư ma căn, ngải diệp hoặc được dùng trị đại tràng thấp nhiệt, đau bụng tả, lỵ hoặc dùng trong các trường hợp chảy máu như chảy máu cam, trĩ, băng huyết, nôn ra máu, chữa đau mắt đỏ, chữa sốt cao phôi hợp với hoàng bá, hoặc chữa mụn nhọt, nhiễm khuẩn ngoài đa.

Liều dùng: 8 – 12g

Công dụng của cây Hoàng cầm


HỒNG BÌ (Quất hồng bì)

Clausena lansium (Lour.) Skeels Họ Cam quýt – Rutaceae

Đặc điểm thực vật

   Cây nhỡ, cao 3 – 5m, cành sần sùi. Lá kép rìa lẻ, lá chét hình trứng, nguyên hay hơi khía, phía cuống lá hơi tròn, nhẵn. Hoa trắng mọc thành chuỳ ồ ngọn, dài 25 – 50cm. Quả mầu vàng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có mầu vàng, trong có một hạt dẹt, thịt quả thơm ngọt. Mùa hoa tháng 4. Mùa quả tháng 6 – 10. Quất hồng bì phân bố ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Tây, Cao Bằng, Hà Nội…

Bộ phận dùng

   Quả – Fructus Clausenae

   Sau khi hái còn ương, phơi khô hoặc sấy khô, nếu quả to có thể bổ dọc rồi phơi, rễ (hoàng bì căn) – Radix Clausenae

Thành phần hoá học

   Trong vỏ quả và trong hạt chứa tinh dầu

Công dụng

   Dùng quả và rễ để chữa ho hoặc sốt có ho. Có thể dùng 3-5 quả cho vào cái chén, thêm đường hoặc mật ong, hấp trên nồi cơm, lấy ra bỏ hạt và vỏ quả, trộn đều. Dùng dịch này cho trẻ em uống chữa ho có đờm, viêm họng, rát cổ. Cũng có thể dùng quá chín ăn khi bị ho nhiều đờm. Dùng rễ sắc uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc ho khác dể chữa ho nhiều đờm hoặc sốt kèm theo ho. Ngoài ra còn dùng hạt hồng bì chữa rắn cắn, nhai nuốt nước, bã đắp vết thương, lá hồng bì sắc uống chữa ho gà, hoặc nấu nước gội đầu.

Liều dùng:

Quả 4 – 8g 

 Rễ 6 – 12 g



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta