BÁCH HỢP
Lilicium brownii F.F. Br. var. Colchesteri Wils.
Họ Hành – Liliaceae
Đặc điểm thực vật
Bách hợp là loại thân thảo cao độ 80 cm, thường mọc hoang ở hai bên sườn của khe suối, thân nhỏ mầu xanh hoặc xám đường kính 5 – 7mm. Lá mọc so le, hình mác, nhẵn dài khoảng 15 cm đầu lá nhọn. Hoa ra ở đầu cành, mỗi hoa có 6 cánh trắng hay hồng, miệng hoa loe rộng, do đó từ xa có thể dễ dàng phát hiện. Quả nang dài, nhiều hạt. Bách hợp mọc hoang ở một số tỉnh như Lao Cai, Hà Bắc, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Bộ phận dùng
Dò của cây bách hợp – Bulbus Lilii. Thu hái lấy dò, các mảnh mầu trắng xếp chồng lên nhau sát gốc, phơi khô. Khi dùng sao qua.
Thành phần hoá học
Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu, chỉ thấy có tinh bột protid, lipid, vitamin c, ngoài ta còn có colchixein
Công dụng
Bách hợp có trong thành phần của nhiều cổ phương như “Bách hợp cố kim thang”. Bách hợp được dùng để trị ho, ho ra máu, nôn ra máu, trong đờm có lẫn máu hoặc các trường hợp viêm phế quản cấp, mạn tính. Ngoài ra bách hợp còn được dùng để dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông đại tiện, hoặc giải độc tiêu viêm khi có mụn nhọt sưng đau.
Liều dùng: 6 – 10g
***
BẠCH CẬP
Bletilla striata (Thunb) Reichb. f
Họ Lan – Orchidaceae
Đặc điểm thực vật
Bạch cập là cây thuộc thảo, sống nhiều năm trên các vùng núi cao có khí hậu lạnh. Cây cao tới 60 – 70 cm. Thân rễ có hình tam giác hoặc hình cầu dẹt hoặc lồi lõm không theo quy tắc, trông giống răng con ngựa, khi nhấm cho cảm giác nhầy nhớt. Lá thường có 3 – 5, phiến lá dài 30 cm rộng 4cm đầu lá nhọn; mép lá nguyên. Hoa tự ở đỉnh, có từ 3 – 8 hoa. Hoa có mầu tím hoặc hồng nhạt. Quả hình trụ dài độ 3,5 – 4 cm. Bạch cập mọc hoang ở một số tỉnh miền núi nước ta như Lào Cai (Sapa).
Bộ phận dùng
Thân rễ-Rhizoma Bletillae
Sau khi thu hái, cắt bỏ phần thân và rễ, rửa sạch phơi khô
Thành phần hoá học
Trong bạch cập có chất nhầy, chất đường Bletilla mannan có tinh bột, glucose, tinh dầu.
Công dụng
Bạch cập được dùng làm thuốc chữa phế hư, ho lâu ngày ho nhiều và ho ra máu, thường phôi hợp với huyền sâm, cát cánh, mạch môn. Còn dùng trị các chứng ra máu khác như chảy máu cam, đại tiện ra mau, vết thương chảy máu. Ngoài ra bạch cập còn được, dùng trị nhọt trong ruột, da nứt né
Liều dùng: 6 – 15g, có thể sắc hoặc dùng dưới dạng bột
Chú ý: Vị thuốc phản ô đầu, không dùng chung với bạch hoặc hắc phụ tử
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cây
táo ta, những cây thuốc và
vị thuốc việt nam