ĐÀO
Prunus persica Stokes
Họ Hoa hồng – Rosaceae
Đặc điểm thực vật
Đào là cây nhỡ cao đến 4m, vỏ thân thường nhẵn, nhiều cành nhỏ. Lá đơn, mọc so le, có cuống ngắn, mép lá có răng cưa. Hoa nhỏ mầu hồng nhạt, xuất hiện trước lá. Quả hạch hình cầu, đầu nhọn, có một rãnh hơi lõm chạy dọc theo quả. Ngoài vỏ có lớp lông mịn, khi chín, quả có mầu hơi hồng từng đám. Bên trong quả có một hạch, có vỏ nhăn nheo, rất cứng. Trong hạch có một nhân mầu vàng nhạt, hình hơi thoi dẹt, khi nhấm có mùi hạnh nhân rất rõ. Cây đào được trồng nhiều ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, để lấy quả ăn và khai thác nhân làm thuốc.
Bộ phận dùng
Nhân hạt, lá đào – Semen et folium persicae
Nhân hạt đào thường được xát bỏ vỏ mỏng bên ngoài, sao vàng, giã giập để dùng
Thành phần hoá học
Trong nhân và lá có chứa chất glycosid amygdalin giống như trong hạnh nhân, trong đào nhân còn có tinh dầu, có men emusin và có nhiều dầu, ngoài ta còn có cholin, acetylcholin.
Trong quả có các acid hữu cơ như acid citric tartric, vitamin c, các chất mầu carotenoid, lycopen
Tác dụng sinh học
- Đào nhân có tác dụng chống ho do chất amygdalin (xem trong vị mơ – hạnh nhân),Lá đào có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn roi âm đạo
- Nước sắc đào nhân giãn mạch tai thỏ cô lập, tăng lưu lượng máu động mạch đùi của chó đã gây mê, còn có tác dụng chống viêm, nhuận tràng và chống dị ứng (trên chuột).
Công dụng
Đào nhân được dùng làm thuốc chữa ho nhiều đờm. Tuy nhiên đào nhân với công năng chính là hoạt huyết, do đó những trường hợp sưng tấy amidan, sưng họng gây ho thì phát huy tác dụng chữa ho tốt. Ngoài ra đào nhân dùng chữa các trường hợp bế kinh, đau bụng kinh do huyết ứ, hoặc đau cơ nhục, có thể phối hợp với các vị hoạt huyết khác như hồng hoa, ngưu tất, xuyên khung. Do đào nhân chứa nhiều dầu (50%) do đó nó được dùng cho những người táo bón rất tốt, đặc biệt ho mà táo kết (quan hệ phế và đại tràng). Lá đào vừa mát vừa sát khuẩn, được dùng dưới dạng lá tươi, giã nát, pha thêm nước mát, lọc bỏ bã, tắm cho trẻ em, bị rôm sảy mùa hè.
Liều dùng: 4 – l0g
Đọc thêm tại: