NHÓT
Elaeagnus latifoila L.
Họ Nhót – Elaeagnaceae
Đặc điểm thực vật
Nhót là cây bụi, có cành mềm dài, có gai, thường leo trên giàn hoặc bò lan trên giậu. Lá nguyên mọc so le, mặt trên mầu xanh có lấm chấm những lông nhỏ hình sao, mầu trắng bạc. Mặt dưới dầy lông mịn hình sao, bóng giáng như nhũ bạc. Hoa không tràng, có 4 lá đài, 4 nhị. Quả hình bầu dục, khi chín có mầu đỏ, vỏ quả có nhiều lông trắng hình sao.
Nhót được trồng ở nhiều nơi như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương để lấy quả ăn và lấy lá, rễ làm thuốc.
Bộ phận dùng
Lá – Folium Elaeagnus latifoilae
Thành phần hoá học
Từ lá nhót người ta thây có tamin, saponosid polyphenol. Từ quả có acid hữu cơ, đường
Công dụng
Lá nhót có thể dùng tươi hay khô để chữa ho, hen nhiều đờm, đặc biệt chữa hen, khó thở. Có thể lấy lá nhót tươi sao vàng, hạ thể sắc đặc cho uốngngày 6 – 10g. Ngoài ra còn dùng để trị cảm mạo có ho, hoặc chữa lỵ
Liều dùng: 8 – 16g
***
PHẬT THỦ
Citrus medica L. var. Sarcodactylis Sw,
Họ Cam – Rutaceae
Đặc điểm thực vật
Phật thủ là cây nhỏ, cao 2 – 3m, cành sum xuê. Lá đơn, hình trúc, mép có răng cưa nông, mọc so le. Có gai nhỏ. Hoa nhỏ mầu trắng, thường ra hoa vào thàng 4-5. Quả to, dài 15 – 20cm, vỏ mầu vàng nâu khi chín, phía đầu quả thường tách ra theo những múi dọc, chạy dài trông giông bàn tay. Phật thủ được trồng ở nhiều nơi trong nước ta như Hà Tây, Hà Đông, Hà Nội… để lấy quả ăn và làm thuốc.
Bộ phận dùng
Quả – Fructus Citri sarcodactyli. Quả được phơi khô để làm thuốc. Khi dùng thái nhỏ, sao khô.
Thành phần hoá học
Trong phật thủ chứa tinh dầu, trong vỏ quả còn có ílavonoid, hesperidin, diosmin. Ngoài ra còn có limetlin, xitropten, các hợp chất este lacton bergapten, limettin, coumarin
Tác dụng sinh học
Phật thủ có tác dụng bình suyễn, tác dụng hạ áp, tác dụng giãn cơ trơn, đối lập với acetylcholin.
Công dụng
Phật thủ được dùng để trị chứng ho, nhiều đờm. Ngoài ra còn được dùng để trị nôn mửa, đầy bụng, trướng bụng, tiêu hoá bất chấn.
Liều dùng: 4 – 8g dướidạng thuốc sắc hay thuốc bột.
PHÙ BÌNH (Bèo cái)
Pistia stratiotes L.
Họ Ráy – Araceae
Đặc điểm thực vật
Bèo cái là loại cây mọc, nổi trên mặt nước. Lá mọc từ rễ mọc thành lớp ồ gốc, lá hình trứng mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Mặt lá có loại cả trên và dưới đều xanh, có loại trên xanh dưới hơi tía. Cụm hoa nhỏ mọc trễ giữa các lá, các mo mầu trắng nhạt, hình ống. Quả mọng, có nhiều hạt.
Bèo cái sống phổ biến ở ao hồ trong cả nước, dùng làm thức ăn cho lợn và làm thuốc. Theo kinh nghiệm thứ tía cho tác dụng tốt hơn nên được sử dụng nhiều hơn.
Lá – Folium Pistiae. Có thể dung dưới dạng nước cốt, hoặc sao vàng, sắc uống
Trong bèo cài chứa cellulose, chất béo, ehãt protid, photpho, chất gây ngứa.ị
Công dụng
Phù bình được dùng để chữa hen suyễn, có thề dùng nước ép lá tươi. Còn dùng làm thuốc thúc ban chẩn sởi đậu mọc ở thời kỳ đầu. Ngoài ra còn được I dùng để trị viêm thận cấp tính, gây phù nề, hoặc I trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, có thể sao vàng Ị sắc uống hoặc lấy lá nấu nước, xông vào chỗ ngứa j sau đó lại dùng nước này rửa.
Liều dùng: 8 – 16g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cây
táo ta, những cây thuốc và
vị thuốc việt nam