Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây đại bi và địa cốt bì

ĐỊA CỐT BÌ

Vỏ rễ của cây khủ khởi Lycium sinense Mill.

L. barbarum L. Họ Cà – Solanaceae

Đặc điểm thực vật

   Cây bụi, nhiều cành sống nhiều năm cao đến lm, trên cành đôi khi có gai ngắn ở kẽ lá. Lá nhỏ, mọc so le đôi khi mọc vòng tại một điểm. Phiến lá hình mác hẹp ở gốc, đầu lá tù hoặc nhọn, mép hơi uốn lượn. Hoa nhỏ mầu tím nhạt hoặc đỏ, mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá. Quả mọng, hình trứng thuôn, khi chín có mầu đỏ sẫm hoặc vàng đỏ, nhiều hạt hình thận dẹt. Khủ khởi mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc.

Bộ phận dùng

   Quả, vỏ rễ – Fructus, Cortex Lycii radicis

   Trên thị trường có các vị thuốc từ khủ khởi như kỷ tử (quả) hoặc địa cốt bì từ Trung Quốc đưa sang. Tuy nhiên với tên địa cốt bì hiện nay phổ biến trên thị trường lại là vỏ rễ của một loài Acanthopanax, cho mùi thơm dễ chịu, cũng dùng với tính chất tác dụng như vị địa cốt bì đã giới thiệu

Thành phần hoá học

   Trong quả có chứa caroten, lysin, betain, cholin, physalein, Zeaxanthin dipalmitat protein, acid cyanhydric, ngoài ra còn có Vitamin  C, các nguyên tố ealci, photpho…

   Trong địa cốt bì (vỏ rễ) chứa alcaloid, saponin lyciumamid, sugiol và 5 a – stigmastan – 3, 6 – dion.

Tác dụng sinh học

   Tăng cường khả năng miễn dịch (quả); từ vỏ rễ loài L. barbarum dịch chiết làm tăng đường huyết, còn có tác dụng chống đông máu

Công dụng

   Địa cốt bì được dùng làm thuốc chữa ho, hoặc ho ra máu ho do phế nhiệt, hoặc ra nhiều mồ hôi dẫn đến viêm phế quản vì vị thuốc có tác dụng chỉ hãn. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh cốt chưng, bệnh đau nhức xương cốt mà mồ hôi ra nhiều, hoặc chữa tiểu tiện ra máu. Khởi tử (quả) được dùng làm thuốc bổ âm dùng khi âm tinh hao tổn, gan thận bất túc, đau đầu hoa mắt, lưng gối đau mỏi.

Liều dùng: 8 – 12g

ĐẠI BI

Blumea balsamifera (L.) DC.

Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật

   Đại bi còn gọi là long não hương, là một cây nhỡ cao khoảng 3m. Thân có nhiều rãnh chạy dọc, phân nhiều cành, phía ngọn có lông. Lá hình trứng, đầu lá nhọn, phiến lá có lông, mép có răng cưa, ở phía gốc lá thường chia ra nhiều thuỳ nhỏ. Cụm hoa hình ngù, mọc ở nách lá hay ở ngọn. Hoa màu vàng, trên hoa có nhiều lông nhỏ. Quả bế có 2 cạnh, có lông. Đại bị thường mọc hoang, đôi khi trồng ở nhiều nơi để lấy nguyên liệu làm thuốc hoặc lấy nguyên liệu cất tinh dầu để lấy băng phiến (d – berneol).

Bộ phận dùng

   Lá, cành non, rễ và mai hoa băng phiến – Folium, Ramulus, Radix et d – Borneol Blumeae. Có thể chỉ thu hái lá và cành non dùng tươi, hoặc lá bánh tẻ để cất tinh dầu.

Công dụng trị bệnh của cây đại bi


Thành phần hoá học

   Thành phần chủ yếu là tinh dầu (1,88%) trong tinh dầu có d – borneol, 1 – camphor, cineol, limonen acid palmitic, myristic, sesquiterpen alcol

Tác dụng sinh học

   Nước sắc lá đại bi làm tăng cường vận động hô hấp làm giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp, giảm trương lực tử cung và ruột của động vật thí nghiệm, giãn mạch ngoại vi và ức chế thần kinh giao cam.

Công dụng

   Lá đại bị được dùng để chữa cảm mạo có ho đờm, có thể sắc nước uống hoặc xông sau uống. Để chữa ho có thể phôi hợp với lá chanh, thân rễ thuỷ xương bồ, rễ cà gai leo. Ngoài ra còn dùng chữa đau bụng kinh, chữa thấp khớp (dùng rễ), chữa ghẻ lở và lòi dom dưới dạng thuốc sắc rửa hoặc thuốc đắp



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tac dung cua qua tao, các cây thuốc nam