Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây cam thảo dây và cải soong

CẢI SOONG

 Nasturtium (officinale) R. Br

Họ Cải – Brassicaceae

Đặc điểm thực vật

   Cây thuộc thảo sống nhiều năm ở ven mương, rãnh, bờ ao. Thân nhỏ trơn, bò dài đến 10cm. Lá mọc so le, kép lông chim, gồm 1 – 4 đôi lá chét. Lá chét nhỏ hình trứng.   Hoa nhỏ trắng mọc thành chùm ở đầu cành. Quả giác, có cuống ngắn, ở đầu quả có mỏ ngắn, trong quả có nhiều hạt. Cải soong được trồng ở nhiều nơi để làm rau ăn và làm thuốc

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Nasturtii

   Thường thu hái vào lúc trước khi cây ra hoa để lấy nguyên liệu làm thuốc dưới dạng sắc hoặc ép lây dịch tươi mà uống. Uống tươi thì hiệu quả hơn; vì hoạt chất sevenol là chất dễ bay hơi.

Thành phần hoá học

   Trong cải soong có vitamin C, một chất glycozid nasturtiozid, chất này bị men có trong cải soong thuỷ phân để cho chất sevenol phenyl etylic. Ngoài ra còn có tinh dầu và một số chất khoáng như iod, photpho, sắt.

cây cam thảo dây và cải soong


Tác dụng sinh học

   Chất sevenol có tác dụng trừ đờm, tăng sự bài tiết của phổi. Cải soong còn có tác dụng chống bệnh Scocbut trên chuột thực nghiệm

Công dụng

   Cải soong được dùng để trị bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, lao phổi. Ngoài ra còn được dùng để chữa tiểu đường, các bệnh xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng.

CAM THẢO DÂY (Dây chi chi)

Abrus precatorius L-

Đặc điểm thực vật

   Cam thảo dây là loại dây leo, thân mảnh có lông. Lá kép lông chim chẩn, mọc so le, mang 8 – 15 đôi lá chét. Lá chét hình bầu dục, phía cuống thường tròn, đầu lá nhọn, xanh quanh năm. Cụm hoa hinh chùm mọc ở kẽ lá và đầu cành. Hoa mầu hồng. Quả đậu, có lông nhỏ. Hạt tròn, trơn bóng mầu đỏ, một chấm đen quanh rốn hạt. Cam thảo dây được trồng ở nhiều nơi trên nước ta để lấy nguyên liệu làm thuốc

Bộ phận dùng

   Thân và lá Ramulus et folium Abri

   Cắt các đoạn thân mang lá hoặc chỉ hái lá, chặt đoạn nhỏ 3-5 cm, dùng tươi hoặc khô.

Thành phần hoá học

   Rễ và lá chứa glycyrrhizin. Toàn cây có các hợp chất saponin triterpenoid abruslacton A, acid abrusgenic.

Tác dụng sinh học

   Cao cồn lá cam thảo dây có tác dụng ức chế co bóp do aeetylcholin gây nên trên cơ thẳng bụng cóc và dây thần kinh hoành – cơ hoành của chuột. Tác dụng tỷ lệ thuận với nồng độ và có tính chất hồi phục.

Công dụng

   Dây và lá cam thảo dây được dùng để chữa ho nhiều đờm, ngứa cổ, rát họng hoặc cảm nhiệt dẫn đến ho. Ngoài ra còn được dùng trong bệnh viêm gan hoàng đản (viêm gan vàng da) hoặc dùng kích thích tiêu hoá ăn ngon cơm, phối hợp với lá vôi uống dưới dạng nước sắc hoặc chè   



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta