Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Cây Tỳ Bà Diệp và Tía tô

TÌ BÀ DIỆP (Nhót Nhật Bản, nhót Tây)

Eriobotrya japónica Lindl Họ Hoa hồng – Rosaceae

Đặc điểm thực vật

   Nhót Nhật Bản hay còn gọi là nhót Tây là loại cây gỗ cao đến 8 – 9m. Lá mọc so le, hĩnh mác, nhọn, dài đến 30cm, rộng 5 – 7cm. Mép lá có răng cưa nông; mặt dưới lá có nhiều lông nhỏ phủ một lớp mầu vàng nhạt, trông giống cái mạng. Hoa thành chùm. Quả thịt hơi hình cầu, chín có mầu vàng. Mùa quả từ tháng 4-5. Nhót Nhật Bản được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi phía Bắc nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Nội…. để lấy lá làm thuốc.

Bộ phận dùng

Lá – Tỳ bà diệp

-   Folium Eriobotryae

   Lá được thu hái, sau đó phải chải hết lông, phấn phía dưới lá, rửa sạch. Thái phơi khô. Người ta cho rằng chính lông này sẽ kích thích vào cổ họng và gây ra ngứa và ho. Khi dùng thường chích mật ong.

Thành phần hoá học

   Trong lá chứa saponin, acid ursolic, oleanic. Ngoài ra còn có vitamin B và caryophylin.

Công dụng

   Tỳ bà diệp là thuốc thanh phế chỉ khái, dùng trị ho do phong đàm, đàm nhiệt, khí suyễn. Ngoài ra còn dùng để kích thích tiêu hoá, trị nôn mửa đặc biệt phụ nữ có thai bị nôn. Có thể dùng ngoài dưới dạng nước sắc để rửa vết thương.

Liều dùng uống: 8 – 16g

Cây Tỳ Bà Diệp


***

TÍA TÔ

Perilla frutescens (L.) Britt Họ Hoa môi – Limiaceae

Đặc điểm thực vật

   Tía tô là loại thân thảo, sông hàng năm cao chừng 0,5 – 1,5 cm. Thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối đầu nhọn, mép có răng cưa to. Phiến lá dài 4 – 12cm, rộng 2,5 – 10cm, mầu tím hoặc xanh tím, phía trên mặt lá có lông mầu tím. Hoa nhỏ mầu trắng hoặc mầu tím mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành, chùm hoa dài 6-20cm. Quả hạch, mầu nâu nhạt. Tía tô được trồng ởhầu hết các địa phương trong nước ta để làm thức ân và làm thuốc.

Độ phận dùng

   Quả (Tô tử) – Fructus Perillae Lá (Tô diệp) – Folium Perillae Cành (Tô ngạnh) – Caulis Perillae

   Toàn cây – Herba Perrillae

   Có thể chỉ hái lá, phơi khô, ta được tô diệp hoặc cắt toàn cây phơi khô, đập lấy quả ta được vị tô tử.

Thành phần hoá học

   Trong quả chứa dầu béo (45%) trong đó acid oleic, palmitic, ngoài ra có vitamin Bl. Tác giả và Trần Thị Oanh xác định dầu béo trong tô tử thu hái ởHà Nội là 11,3%; chỉ số iod của dầu béo 104, chỉ sốacid 2,9, chỉ sô” xà phòng hoá 189,8 và trong quả còn chứa flavonoid; trong lá có tinh dầu.

Tác dụng sinh học

+ Tác giả và Cao Văn Thu, Trần Thị Oanh thấy tô tử có tác dụng ức chế 3 chủng vi khuẩn: Bacillus cereus, Escherichia coli,Pseudomonas aeruginosa.

+ Dịch chiết từ lá làm giãn phế quản và tăng nhu động ruột, dạ dầy

Công dụng

   Quả (tô tử) được dùng trong bệnh ho nhiều đờm, ho của người già, ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với lai phục tử, la bạc tử (Tam tử thang) còn dùng để cô” thận khi bị di tinh, mộng tinh.

   Ngoài ra còn được dùng để trị cảm mạo phong hàn có ho, để an thai, để giải độc cua cá… cành được dùng để an thai. Toàn cây có thể dùng để xông cảm và xông môi trường trong phòng khi có sởi, đậu.

Liều dùng: Quả 4 – 8g

Lá 12g – 16g Cành 12 – 16g