MẠCH MÔN
Ophiopogon japonicus Wall.
Họ Hành – Liliaceae
Đặc điểm thực vật
Mạch môn là cây loại cỏ sống lâu năm, cao độ 50cm. Lá mọc từ gốc hẹp dài thành dải, đầu lá nhọn, phía cuống có bẹ. Rễ chùm, nhiều rễ phình ra quen gọi là củ. Hoa mầu xanh nhạt cuống hoa 3 – 5mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc; hoa đính trên cán dài khoảng 20cm. Quả mọng, mầu tím đen nhạt. Mạch môn được trồng làm cảnh và làm thuốc ở hầu hết các địa phương trong nước ta, có nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình…
Bộ phận dùng
Rễ – Radix ophiopogoni
Vào các tháng 7-8, đào lấy rễ ở những cây đã được 2-3 năm, rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ, phơi khô, hoặc đồ chín rồi phơi khô.
Thành phần hoá học
Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của mạch môn. Tuy nhiên người ta thấy trong mạch môn có đường glucose, chất nhầy, - xitosterola.
Tác dụng sinh học
Nước sắc mạch môn có tác dụng chỉ ho, nâng cao khả năng chịu đựng của chuột thí nghiệm trongđiều kiện thiếu dưỡng khí, ức chế liên cầu khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn.
Công dụng
Dùng mạch môn dể chữa các chứng ho, nhiều dờm khó long, ho lâu ngày, tân dịch khô háo, còn chữa ho do viêm phổi, ho gà, ho ra máu, khó thở. Ngoài ra có thể dùng làm thuốc bổ âm, chữa thiếu sữa, lợi tiểu, sốt khát nước, hoặc các trường hợp tân dịch hao tổn, sau ốm dậy. Gần đây mạch môn được dùng trị bệnh đau thắt mạch vành, mạch môn có trong phương thuốc kinh điển “Dưỡng tâm an thần”, mạch môn, đan sâm, ngũ vị tử để chữa các bệnh suy tâm huyết.
Liều lượng: 8 – 12g
***
MẦN TƯỚI
Eupatorium staechadosmum Hance
Họ Cúc – Asteraceae
Đặc điểm thực vật
Mần tưới thuộc loại thân thảo sống nhiều năm có thể cao tới lm, thân và cành mảnh, nhiều cành nhẵn và có mầu tím, trên có rãnh chạy dọc. Lá mọc đối, mầu hơi tím, phiến lá hẹp, mép lá có răng cưa to, khi vò lá cho mùi thơm dịu. Cụm hoa hình đầu mầu hơi tím, mọc ở kẽ lá hay ở đầu cành thành xim hai ngả. Quả bé mầu đen nhạt 5 cạnh.
Mần tươi được trồng ở nhiều địa phương lấy nguyên liệu làm rau thơm và dùng làm thuốc
Bộ phận dùng
Toàn cây – Herba Eupatorii
Có thể dùng tươi hoặc khô
Thành phần hoá học
Ngô Vân Thu và tác giả xác định trong lá mần tưới có Coumarin, ngoài ra còn có tinh dầu.
Công dụng
Mần tưới được dùng để chữa ho trừ đờm và chữa viêm khí quản mãn tính, chữa viêm phổi, viêm amidan. Ngoài ra còn dùng chữa sốt cao, các bệnh ung nhọt, rắn độc cắn, bệnh bạch hầu, say nắng, hoặc đau đớn do chấn thương.
Liều dùng: 12 – 16g
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tac
dung cua tao, những cây thuốc
và vị thuốc việt nam