Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Tìm hiểu về vị thuốc Bạch Đàn

BẠCH ĐÀN (Khuynh diệp)

Eucalyptus globulus Labill

Họ Sim – Myrtaceae

Đặc điểm thực vật

   Bạch đàn là cây gỗ, cao tới 12m. Thân nhẵn, nhiều cành, cành non có 4 cạnh. Lá có 2 dạng: Ở cành già lá mọc sole, lá cong có dạng lưỡi liềm, cuống ngắn. Ở cành non, lá mọc đối gần như không cuống, phiến lá hình trứng hoặc gần như hình trái tim. Khi vò ra lá có mùi thơm đặc trưng. Nụ hoa như một cái núm, mọc ra ngoài từ kẽ lá. Quả nhỏ có 4 ngăn ở phía trên, trong chứa hạt. Hiện nay có nhiều loại bạch đàn được di thực vào nước ta như bạch đàn lá nhỏ E. sereticornis, bạch đàn trắng E. camaldulensis bạch đàn đỏ E. robusta, bạch đàn chanh E. citriodora. Bạch đàn được trồng ở nhiều nơi trong nước ta, nó như một cây được trồng để phủ xanh đồi trọc và để xanh hoá các vùng đất hoang. Bạch đàn dễ sống có thể trồng ở các sườn đồi cằn cỗi vì nó có bộ rễ ăn sâu, rộng; có khả năng hút nước thấm trong lòng đất. Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp, lá bạch đàn còn được khai thác làm thưốc.

Bộ phận dùng

   Lá và tinh dầu Folium et Oleum Eucalypti

Tìm hiểu về vị thuốc Bạch Đàn


Thành phần hoá học

   Lá chứa tinh dầu (2%), trong tinh dầu chủ yếu 70 – 85% là eucalyptol (1,8 – cineol), ngoài ra còn có , ị3 – pinen, camphen, y – terpinen, a – phellandren, fenchen, các aldehyd valeric, ceton (carvon và pinocarvon) Tuỳ theo các loại bạch đàn còn cho các hợp chất khác nhau trong tinh dầu như citronelal, citronelol, geraniol, geranial (bạch đàn chanh), pinocarverol, pinocarvon (bạch đàn lá liễu)… Ngoài ra còn có tanin, gôm, nhựa… Trong lá bạch đàn nói chung CÒĨ1 có các hợp chất flavonoid, chất đắng và acid phenol (acid galic, acid cafeic)

Công dụng

    Có thể dùng lá tươi của bạch đàn dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm để chữa ho, nhiều đờm, viêm họng rát cổ; hoặc dùng trong bệnh cảm mạo, ăn uống không tiêu. Khi cảm mạo có thể phôi hợp với một số lá có tinh dầu khác (lá xả, chanh, hương nhu, bạc hà…) dể xông. Ngoài ra còn dùng tinh dầu bạch đàn pha chế vào xirô ho, hoặc pha chế với     các tinh dầu khác làm thuốc bôi xoa bên ngoài

Liều dùng: 8 – 12g (lá)


Đọc thêm tại: