Chi xương bồ Acourus ở Việt Nam bao gồm một số cây sau:
Thuỷ xương bồ – Acorus calamus L. var. angustatus Bess.
Thạch xương bồ lá to – Acorus gramineus Soland var. macrospadiseus Yamamoto
Thạch xương bồ lá nhỡ – Acorus gramineus var variegatus Hort
Thạch xương bồ lá nhỏ – Acorus gramineus var pusillưs Engl. họ Ráy – Araceae
Đặc điểm thực vật
- Thạch xương bồ lá to, là cây thuộc thảo, sống nhiều năm, lá hình dải, dài 30- 50 cm, rộng 5-7 mm, xếp thành hai dãy; đầu lá nhọn thuôn đều cả 1 bên mép lá. Cách gần gốc lá vào khoảng 1/3 chiều dài lá hai bên ép lại thành bản. Trên mặt phiến lá có các gân nhỏ song song, mầu hơi trắng, nổi rất rõ. Lá bóng nhẵn, xanh nhạt, dai, có mùi thơm đặc trưng của chi xương bồ. Cuống cụm hoa dài 10 – 15cm mọc lên từ thân rễ hình lòng máng 3 cạnh, trên mặt có các gân dọc, lá bắc giống lá. Cụm hoa là một bông mo. Có nhiều hoa gắn chung quanh trục. Thân rễ dẹt dài 20 – 35cm dầy 5 – 7mm. Khoảng cách giữa các đốt 0,8 – lcm, phía đầu thân rễ thường phân ra 1 đến 2 nhánh dài chừng 5cm, có nhiều rễ phụ thưa mọc ở các đốt. Thân rễ mầu nâu gỉ sắt, dai, mùi thơm đặc trưng của xương bồ.
- Thạch xương bồ lá nhỡ, về hình dạng lá tương tự như thạch xương bồ lá to, về kích thước thì lá chỉ dài độ 30 – 40cm, trên mặt lá gân không nổi rõ, cuống cụm hoa dài 20cm. Lá bắc chỉ bằng 2/3 chiều dài lá. Thân rễ nhỏ, chỉ dài 5 – 7cm phân nhánh cấp 2. Các đốt xếp xít nhau; độ dài đốt 2 -3 mm. Có nhiều rễ phụ mọc ra từ thân rễ, thể chất dai, có mùị thơm đặc trưng của xương bồ. Cây này được chính tác giả phát hiện lần đầu tiên ở vùng núi Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên.
- Thạch xương bồ lá nhỏ, về hình dáng đều giống với thạch xương bồ nói chung, song kích thước rất nhỏ, lá chỉ đài 15 – 20cm, mảnh như lá hẹ. Thân rễ nhỏ phân nhánh nhiều tầng, đốt cách nhau 0,3cm, mùi ít thơm. Thường được trồng làm cảnh.
- Thuỷ xương bồ, lá dài tới 100 cm, rộng lcm; trên mặt lá có các gân song song nổi rõ ở giữa có gân to nổi rõ; đầu lá hình mũi đao. Thân rễ dài có khi hơn lm, hình trụ hơi dẹt, đốt thưa thể chất dai, mùi thơm đặc trưng của xương bồ. Xương bồ nói chung mọc hoang và được trồng (thuỷ xương bồ) để làm thuốc. Thạch xương bồ mọc ở giữa các ghềnh đá hoặc 2 bên khe suối đá ở các tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Bắc…Thuỷ xương bồ có mọc hoang, song đa phần được trồng ở Hà Bắc, Quảng Ninh, Nam Định…
Bộ phận dùng
Thân rễ – Rhizoma Acori: Đào lấy thân rễ, rửa sạch, phơi khô. Trước khi dùng cần qua chế biến bằng cách ngâm với nước vo gạo hoặc nước lã. Sau đó thái phiến, phơi khô; vi sao
Thành phần hoá học
Trong xương bồ thành phần hoá học chủ yếu là tinh dầu, Nguyễn Thị Tâm và tác giả đã định lượng tinh dầu của xương bồ (thân rễ) thấy rằng thạch xương bồ lá to khoảng 2%, lá nhỡ 0,34%, lá nhỏ 0, 41%, thuỷ xương bồ 2,5 – 3%. Trong tinh dầu Thạch xương bồ lá to đã xác định được 9 chất camphen, bocneol, campho, cismetylisoeugenol d – cađinen, a – asaron, shyobuton, p – asaron, azulen. Trong thuỷ xương bồ có 6 chất: bocneol, campho cismetylisoeugenol, a -asaron, p – asaron, azulen.
Tác dụng sinh học
Hoàng Tích Huyền cùng tác giả và cộng sự đã chứng minh tinh dầu thạch xương bồ lá to có tác dụng trừ đờm, chống ho và bình suyễn tốt. Tinh dầu thuỷ xương bồ có tác dụng giảm hoạt động tự phát của chuột, hiệp đồng với thuốe ngủ bacbital, làm chuột ngủ sâu và dài giấc đồng thời thấy rằng cao cồn của thuỷ xương bồ có tác dụng chống loạn nhịp tim gây nên do bariclorid,
Công dụng
Xương bồ nói chung được dùng để làm thuốc trừ đờm (thuốc phương lương khái khiếu) phối hợp với ô mai, chỉ xác, thanh mông thạch, diêm tiêu. Còn dùng trong các trường hợp hen suyễn, phối hợp với viễn chí, ma hoàng. Tác giả cùng Nguyễn Văn Long, Nguyễn Mạnh Tuyển đã thêm xương bồ vào Nhị Trần thang, thấy kết quả chống ho trừ đờm tăng lên. Do tác dụng trừ đờm tốt, có thể dùng khi bị trúng phong, đờm nhiều bít tắc cổ họng, bất tỉnh. Ngoài ra xương bồ còn được dùng trị bệnh trẻ ỉa chảy lâu ngày, viêm loét dạ dày, kích thích tiêu hoá và chữa đau xương cốt.
Liều dùng: 8 – 12g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác
dụng của táo, các cây thuốc
quý