Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Cây tắc kè chữa ho hen

Đặc điểm thực vật

   Tắc kè có thân dài chừng 20 cm, riêng phần đuôi dài đến 12cm, đuôi tắc kè rất quan trọng, vì các chất bổ đều tập trung ở đó. Do vậy bằng mọi cách người ta phải giữ được cái đuôi tắc kè. Tắc kè có đầu dẹt 3 cạnh, con ngươi thẳng, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, giữa các ngón có màng liên kết, màng rất nháp, do đó tắc kè dễ bám sát vào cây hoặc bờ tường. Da tắc kè nháp do có các vảy nhỏ hình hạt tròn hoặc đa giấc, có nhiều mầu và chính nhờ mầu sắc này giúp tắc kè có thể thay đổi phù hợp với môi trường xung quanh. Tắc kè phân bố ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Yên Bái, Lào Cai, Thái nguyên, Hà Bắc, Hoà Bình…

Bộ phận dùng

   Toàn con, bỏ phủ tạng, bỏ phần đầu, mắt và các bàn chân. Sau khi mổ tắc kè phải lau khô máu, căng 4 bàn chân cho nhanh khô. Phơi và sấy cho khô nhanh dể tránh bị ôi. Sau khi tắc kè được bảo quản trong các thùng sắt tây; mỗi lớp tắc kè rắc một ít quả xuyên tiêu chín để tránh mọt và côn trùng ăn. Đuôi tắc kè được cuốn bằng giấy bản hoặc bằng sợi dây mềm vào một cái que có chiều dài từ ức đến hết đuôi.

Cây tắc kè chữa ho hen


Thành phần hoá học

   Tắc kè chứa nhiều chất béo và acid amin, acginin aspartic, alanin, glutamic, histidin, isoleuxin, lysin’ Ieuxin, prolin, phenylalanin, serin, cystein, treonin valin.

Tác dụng sinh học

+ Làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, hạ áp và tăng trương lực, tăng biên độ ruột thỏ.

Công dụng

   Tắc kè là thuốc bổ thận dương, dùng tốt cho trường hợp hen phế quản mạn tính dẫn đến khó thở, đoản hơi, mệt mỏi, hô hấp khó khăn, cơ thể suy nhược gầy yếu, sinh dục kém, dùng dưới dạng bột hoặc rượu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý