Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây húng chanh và huyền sâm

HÚNG CHANH

Coleus aromaticus Benth.

Họ Hoa môi – Lamiaceae

Đặc điểm thực vật

   Húng chanh là loại thân thảo cao độ 50 – 60cm, thân mọc đứng, có lông. Lá hình bầu dục hay trứng rộng, đầu hơi nhọn hoặc tù, gốc hình nêm, có cuống phiến lá dầy, mọng nước, dễ gẫy; vò có mùi thơm đặc hiệu (chanh); rìa lá khía tai bèo, cả hai mặt lá đều có lông tiết, mặt trên có lông đơn, đầu mang hạch, gân lá nổi rõ ở mặt dưới lá. Hoa mầu tía, nhỏ, mọc thành hoa tự, gồm các vòng hoa mọc sát nhau.

   Húng chanh được trồng ở ngoại thành Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng

   Lá – Folium colei; thường dùng dưới dạng tươi

Thành phần hoá học

   Thành phần chủ yếu là tinh dầu. Trong tinh dầu chủ yếu là chất cacvacrola, ngoài ra còn co chất colein

Tác dụng sinh học

   Húng chanh có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn Staphyllococcus, Samonella typhi, Shigella ílexneri, Sh. sonnei, Sh. dysenteria, Subtilis, Coli pathogene, Coli bothesda, Sterptococcus, Pneu – mococcus, Diphteri

Công dụng

   Húng chanh được dùng để chữa ho, sốt cao không ra mồ hôi hoặc cảm cúm dẫn đến ho, khó thở. Có thể dùng tươi, hoặc hãm lá tươi. Ngoài ra còn dùng ngoài đắp vào vết thương do côn trùng cắn, hoặc bị đổ máu cam

Liều dùng: 4 – 12g

Công dụng của cây húng chanh


HUYỀN SÂM

Scrophularia buergeriana Mig

Họ hoa mõm sói – Scrophulariaceae

Đặc điểm thực vật

   Huyền sâm là cây thuộc thảo, được di thực vào Việt Nam, điều kiện sinh thái phù hợp phát triển t tốt. Huyền sâm thân mầu xanh có rãnh dọc. Do thân vuông các góc hơi phồng. Lá mọc đối hình trứng, có cuống ngắn, mép có răng cưa. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn hoặc đầu cành. Hoa mầu trăng hoặc vàng nhạt. Rễ dài tới 12 cm, có thể có 57 rễ ỗmỗi gốc. Hiện nay huyền sâm đã được trồng và cho năng suất tốt ở nhiều nơi như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định…

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix Scrophulariae

   Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch cắt bỏ vỏ con, phơi hoặc sấy khô, rễ sẽ chuyển mầu dần thành đen.

Thành phần hoá học

   Trong huyền sâm có phytosterola, alcaloid scrophularin là các chất iridoid tạo ra mầu đen cho vị thuốc, còn có [8 - (0 - methyl - p - coumaroyl) - harpogosid], sterol, đường, alcaloid tinh dầu và acid béo.

Tác dụng sinh học

   Huyền sâm có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt một số’ nấm gây bệnh ngoài da.

   Huyền sâm có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hạ đường huyết (do thành phần iridoid), hạ sốt

Công dụng

   Huyền sâm được dùng để trị ho do viêm họng, viêm amidan, trong họng có lở loét, còn dùng để trịcác bệnh mụn nhọt, tràng nhạc hoặc sốt cao phát cuồng mê sảng. Ngoài ra còn dùng để bổ thận âm để chừa bệnh tiêu khát có thể phôi hợp với mạch môn, sinh địa.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý