MỘC HƯƠNG (Vân mộc hương)
Vân mộc hương – Saussurea lappa Clarke
Thổ mộc hương – Inula helenium L.
Cả hai cây đều thuộc Họ Cúc – Asteraceae
Đặc điểm thực vật
Vân mộc hương hay còngọi là Quảng mộc hương là loại thân thảo sống lâu năm. Lá có hình 3 cạnh, song độ to nhỏ có khác nhau giữa bộ phậntrên và dưới; lá phía dưới gốc thường to hơn mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có lông, càng lên trên lá càng nhỏ dần và phần ngọn hầu như không có cuống. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bé mầu nâu nhạt. Vân hương có rễ to và mẫm vỏ ngoài thường nâu hoặc thẫm lại.
Thổ mộc hương cũng là loại thân thảo, lá thường to và dài hơn vân mộc hương, đầu lá nhọn, phía cuống lá có 2 thuỳ nhỏ ôm lấy thân cây, mép lá có răng cưa nhỏ không đều. Cụm hoa mầu vàng, hình đầu. Quả bế, trên có vân dọc. Cả hai loài vân mộc hương này đều được trồng ở Trung Quốc. Trước đây có di thực vào Việt Nam, mọc tốt ởSapa. Hiện có dược liệu bán trên thị trường Việt Nam
Bộ phận dùng
Rễ mộc hương – Radix Sausurea lappae
- Radix Inulae helenii
Người ta đào rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng I thái phiến mỏng 1 – 3cm, vi sao
Thành phần hoá học
Trong vân mộc hương có tinh dầu, alcaloid sausurin và chất inulin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các chất aplotaxen, ß – costen, costus lacton, dihydrocostus lacton.
Trong thổ mộc hương chủ yếu lại là inulin, helenin, anantol…
Tác dụng sinh học
Vân mộc hương có tác dụng hạ áp
Công dụng
Vân mộc hương hoặc thổ mộc hương đều cho tác dụng trừ đờm, dùng cho những người đờm nhiều bít tắc cổ họng. Thổ mộc hương còn dùng để trị ho nhiều, ho lao, đau ngực. Cả hai loại có tác dụng tốt đối với bệnh viêm đại tràng, bụng đầy trướng, ợ hơi, ỉa chảy. Ngoài ra thổ mộc hương còn được dùng chữa bệnh viêm gan hoàng đản vì nó có tác dụng lợi mật tốt (helenin). Cần phân biệt với Nam mộc hương, là vỏ của cây Nam mộc hương hay cây vỏ rụt, họ cam- Rutaceae, Nam mộc hương có mọc ởrừng núi phía Bắc Việt Nam như Hoà Bình, Hà Bắc… vỏ được dùng trị đầy hơi, ợ hơi trướng bụng của bệnh viêm dạ dày, ruột.