Ho và hen là hai chứng bệnh đều có đặc điểm chung là đều xẩy ra ở đường hô hấp. Ho bao giờ cũng thể hiện ra bằng các tiếng “ho” kèm theo là đờm dãi được long ra, khạc ra. Còn hen lại biểu hiện ra bằng các tiếng rít “cò cử” kèm theo là kho thở, tức ngực… Tuy nhiên về nguyên nhân ban đầu đôi khi trùng lặp… Ví dụ do cảm mạo phong hàn hoặc cảm mạo phong nhiệt… lúc đầu chỉ là ho. Nếu việc điều trị không kịp thời hoặc không triệt để quá trình viêm nhiễm kéo dài lan sâu vào khí, phế quản rồi trở thành hen.
Giữa ho và hen có quan hệ mật thiết với nhau. Đôi khi chỉ có ho mà không có hen. Song khi đã bị hen thì bao giờ cũng có ho và đôi khi ho nhiều. Giữa ho và hen có liên quan mật thiết đến đờm. Đờm là chất dịch nhờn, hơi dính là chất được tiết ra do khí quản. Ở người bình thường không có bệnh ho hen, đờm có tác dụng làm bám dính các vật lạ như bụi… rồi được các nhung mao ở khí quản đẩy ra ngoài. Song khi bị bệnh ho hoặc hen thì đờm lại trở thành một nguyên nhân quan trọng làm cho bệnh tình trở nên phức tạp hơn. Lúc này, đờm thường được bài tiết 9 mức độ không bình thường, thường với sô” lượng nhiều và biến chất, hoặc có mầu vàng, xanh hoặc đặc, đục, dính xáp. Khi đó đờm sẽ là nguyên nhân trực tiếp kích thích khí quản gây ho và đờm sẽ vít tắc khí quản, phế quản, gây khó thở, tạo ra các tiếng rít… Đờm còn là nguyên nhân tạo môi trường thích hợp cho các vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu…) phát triển và trở thành nguyên nhân trực tiếp làm cho quá trình viêm nhiễm gia tăng.
Chính vì mối quan hệ nói trên cho nên trong quá trình điều trị người ta thường quan tâm đến cả 3 triệu chứng ho, hen, đờm. Trên thực tế điều trị, thuốc y học cổ truyền (YHCT) cũng thường gắn bó để giải quyết các triệu chứng đó, có nghĩa là thường kết hợp giữa thuốc chống ho với thuốc trừ đờm, (trong bệnh Ho) hoặc giữa thuốc chông ho, trừ đờm với thuốc bình suyễn (trong bệnh hen suyễn).
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong
dung cua tao, cây thuốc quý
quanh ta