BẠC HÀ
Mentha arvensis L.
Họ Hoa Môi – Lamiaceae
Đặc điểm vị thuốc
Bạc hà là loại cỏ sống nhiều năm, cao đến 80cm, thân vuông mọc bò lan hoặc đứng thẳng, trên thân có nhiều lông. Lá nhỏ mọc đối, mùi đặc trưng, mặt trên và mặt dưới đều có lông. Hoa nhỏ mầu tím hay hồng nhạt, mọc từ kẽ lá. Bạc hà mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để làm thuốc. Ngoài loại bạc hà châu Á nói trên, nước ta đã di thực nhiều loại bạc hà khác của châu Âu như Mentha piperita L. (hoa mọc ở ngọn), bạc hà Triều Tiên Mentha haplocalyx Brig. Các loại di thực đều được dùng làm thuốc.
Bộ phận dùng
Bộ phận trên mặt đất Herba Menthae. Có thể dùng tươi hoặc sau khi thu hái, phơi khô. Khi dùng rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 5-7cm. Vi sao tới thơm.
Thành phần hoá học
Thành phần hoá học chủ yếu của bạc hà là tinh dầu (1%). Trong tinh dầu thành phần chính là mentol (50 – 70%) ngoài ra còn có menton và các thành phần khác như b, a – pinen, myrcen, limonen, methyl acetat;pulegon, P-cymol piperiton, piperitenon oxyd.
Từ bạc hà Piperita thấy có các hợp chất tritecpen các ílavonoid: apigenin, luteolin…
Tác dụng sinh học
+ Bạc hà, tinh dầu và menthol có tác dụng kích thích tuyến mồ hôi, tăng bài tiết, tinh dầu chông co thắt ruột non, giãn mao mạch ruột.
+ Tác dụng ức chế vì khuẩn tả Vibrio choreia Elto, V. choreia Inaba, V. choreia Ogawa.
Tác dụng
Bạc hà được dùng để chữa ho đờm, viêm họng, đau họng, có thể phôi hợp với bách bộ, huyền sâm, cát cánh. Còn dùng để chữa cảm nhiệt dẫn đến ho, hoặc đau đầu, đau mắt đỏ hoặc giải độc giúp cho sởi đậu mọc. Do có khả năng tăng tiêt mật, bạc hà còn được dùng để kích thích tiêu hoá, ăn ngon cơm và chữa đau bụng, di ngoài.
- Chú ý: Bạc hà và các chê phẩm có bạc hà đặc biệt tinh dầu bạc hà không dùng cho trẻ em đặc biệt trẻ sơ sinh.
- Liều dùng: 4 – 12g.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tac
dung cua tao, những cây thuốc
và vị thuốc việt nam