LÁ HEN (Nam tỳ bà, bồng bồng)
Oalotropis gigantea R. Rr.
Họ Thiên lý – Asclepiadaceae
Đặc điểm thực vật
Lá hen thuộc loại bụi cao 5 – 7m, cành mềm phân nhánh có lông trắng. Lá mọc đôi dài đến 18 – 20 cm, rộng 10cm, góc phiến lá có tuyến trắng. Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa to đường kính tới 5cm mầu trắng hoặc đốm hồng. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt. Bồng bồng mọc hoang hoặc được trông làm hàng rào và để lấy lá làm thuốc. Có nhiều ở Hà Nam, Hà Nội.
Bộ phận dùng
Lá. Lá hen – Folium Calotropis
Hái lấy lá bánh tẻ, dùng vải ấm, lau sạch phấn trắng, phơi tái rối thái đoạn, tiếp tục phơi khô. Khi dùng chích mật ong. Người ta cho rằng phấn trắng sẽ là nguyên nhân gây kích thích họng, gây ho khi uống.
Thành phần hoá học
Trong lá có calotropin, khi thuỷ phân cho calotropagenin.
Tác dụng sinh học
Tác giả và Hoàng Kim Huyền thấy dịch sắc của lá lá hen có tác dụng chống ho, trừ đờm tốt trênchuột thí nghiệm. Ngoài ra bồng bồng có tác dụng làm tăng trương lực tâm thu và giảm nhịp tim rõ rệt (với ếch), tăng trương lực cơ tim, tăng sức co ; bóp tim, giảm nhịp đập (tim thỏ cô lập).
Công dụng
Lá hen được dùng làm thuốc trị ho hen, đặc biệt : là hen, khó thở, do đó vị thuốc mang tên Lá hen. Cần chú ý vị thuốc có vị hơi khó uống, dễ nôn, đừng uống khi quá đói hoặc quá no.
Liều dùng: 4 – l 0 g
***
MÃ ĐỀ (Sa tiền)
Plantago asitica L. Họ Mã đề – Plantaginaceae
Đặc điểm thực vật
Mã đề là cây có thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, phiến lá hình trứng hay hình thìa. Có nhiều gân chạy dọc theo lá và hợp lại ỏ gốc và ngọn lá, hai mặt lá xanh, nhẵn. Hoa xuât phát từ kẽ lá, thành bông dài, hoa đều, lưỡng tính, tràng hoa mầu nâu, gồm 4 thuỳ nằm xen kẽ ồ giữa các lá đài. Quả hộp trong chứa nhiều hạt mầu nâu đen bóng.
Mã đề mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy nguyên liệu làm thuốc
Bộ phận dùng
Bộ phận trên mặt đất của cây -Herba Plantaginis
Hạt mã đề – Semen Plantaginis
Người ra nhổ lấy cây, bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô, hoặc vào tháng 7-8 khi quả chín nhổ toàn cây, phơi khô, rồi đập và giũ lấy hạt.
Thành phần hoá học
Toàn cây chứa một chất thuộc loại Iridoid gọi làaucubin, chất đắng, chất nhầy, caroten, vitamin c K, acid hữu cơ.
Tác dụng sinh học
+ Chất glycosid chiết ra từ hạt có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, xúc tiến sự phân tiết ở niêm mạc đường hô hâp cho nên có tác dụng trị ho trừ đờm,
+ Nước sắc mã đề có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da và trực khuẩn lỵ.
+ Hạt mã đề có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu, tăng bài tiết acid uric và muôi NaCl.
Công dụng
Cả lá và hạt đều có tác dụng chữa ho, nhất là ho do phế nhiệt, đờm nhiệt, đờm đặc dính quánh, hôi tanh. Do mã đề có tác dụng lợi tiểu tốt, do đó ị giúp cho việc thanh phế nhiệt có hiệu quả. Ở vị i thuốc này ta cũng gặp mối quan hệ tác dụng tương đồng của hai tạng liên quan đến chức năng hô hấp, đó là phế và thận. Ngoài ra mã đề còn được dùng để lợi mật, lợi tiểu (hạt), chữa mụn nhọt, lở loét, quai bị (lá). Dịch ép tươi của bộ phận trên mặt đất dùng chữa loét dạ dày.
Liều dùng: Hạt 6 – 10g Lá 12-20g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác
dụng của táo, các cây thuốc
quý