GỪNG
(Sinh khương, gừng tươi)
Zingiber officinale Rose. Họ Gừng – Zingiberaceae
Đặc điểm thực vật
Là cây thuộc thảo, thân mảnh cao độ 70cm. Thân rễ mẫm lên thành củ. Lá cuống có bẹ hình mác dài đến 25 cm, rộng 1,5 – 2cm, mặt lá bóng nhẵn, gân giữa. Lá mọc sole, có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa thành bông đính trên một trục, xuất phát từ thân rễ. Hoa mầu vàng hơi xanh, rìacánh hoa phớt tím.
Gừng được trồng hầu hết ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ làm gia vị và làm thuốc. Người ta thường đào lấy thân rễ vào mùa thu khi mà củ đã phát triển tốt. Rửa sạch bùn đất cắt bỏ rễ con, phơi khô, hoặc thái thành miếng mỏng rồi phơi khô. Nhiều khi dùng tươi với mục đích giải cảm hoặc làm thang trong thuốc thang.
Bộ phận dùng
Thân rễ – Rhizoma Zingiberis
Thành phần hoá học
Trong gừng chứa thành phần tinh dầu 2 – 3%, nhựa dầu, chất béo (3,7%), tinh bột, các chất cay shagaol, zingerola zingeron. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gừng là arcurcumenen, p – farnesen, p – zingiberen là thành phần chủ yếu, ngoài ra còn có gezaniol, a – camphen, p – phelandren, bomeol, linalol…
Tác dụng sinh học
+ Tác dụng kháng khuẩn: Tác giả và Cao Văn Thu thấy rằng nước sắc gừng có ác dụng ức chế tốt với 11 chủng vị khuẩn, đó là 5 chủng Gram (+) Bacillus cereus, B. subtilis, Sarcina lutea, Staphylococcus aureus, streptococcus nhóm D và 6 chủng Gram (-); đó là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Salmonella typhi, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginonza, Klebsiella pneumoniae.
Trong đó đáng chú ý đến là 3 chủng gây bệnh đường hô hấp đó làKlebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, streptococcus nhóm D.
Đặc biệt tinh dầu gừng lại có tác dụng tốt hơn:
+ Nước gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, làm tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn.
Công dụng
Gừng là vị thuốc tốt để chữa ho và đờm, đặc biệt những bệnh ho do viêm khí quản, viêm họng, ho do lạnh- Những trường hợp trúng phong, đờm tắc cổ họng, cấm khẩu, dùng gừng để hoá đờm khai khiếu. Có thể dùng nước sắc gừng tươi tắm cho trẻ em bị ho, gừng tươi còn là vị thuốc thường dùng trong bệnh cảm mạo phong hàn, gừng khô (can khương) dùng khi trúng hàn, hoặc đau bụng ỉa chảy, đầy bụng, trưởng bụng, hoặc huyết áp hạ, dùng nước gừng uống, dùng nước gừng xát vào chỗ ngứa, chỗ bị bạch biến, ngoài ra còn dùng gừng để giải độc khi ăn phải thức ăn lạ hoặc thức ăn bị nhiễm độc, gừng còn được dùng làm phụ liệu để chế biến nhiều vị thuốc cổ truyền: Bán hạ, thục địa…
Liều dùng; 4 – 12g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: công
dụng của táo, các loại cây
thuốc nam