CAM THẢO BẮC
Glycyrrhiza uralensis Fish G. glabra L.
Họ Đậu – Fabaceae
Đặc điểm thực vật
Cây cam thảo Bắc là cây thuộc thảo cao tới lm5. Toàn thân cây có lông nhỏ. Lá kép lông chim xẻ, lá chét 9 – 17, hình trứng, đầu lá nhọn, mép lá nguyên. Hoa mầu tím nhạt, hình cánh bướm. Qua giáp dài 3-4 cm, trong có hạt nhỏ, dẹt. Rễ hình trụ, dài, đường kính 0,7 – lem, có mầu vàng. Cam thảo Bắc thường mọc hoang ở các vùng sa mạc hoặc ở những nơi đất khô cằn, nhiều đá sỏi ở các miền Bắc Trung Quốc hoặc châu Âu (loài G. glabra)
Bộ phận dùng
Rễ – Radix Glycyrrhizae
Sau khi đào rễ, người ta chất đống để rễ cây tự lên men cho mầu vàng sẫm, sau đó phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái phiến, có thể để sống (sinh cam thảo); có thể chích mật ong.
Thành phần hoá học
Trong cam thảo Bắc có saponin tritecpenic, nó là acid glycyrrhizic cho ta vị ngọt của cam thảo, ngoài ra còn có đường glucose, saccarose, manitol, vitamin c, lipid, gôm, nhựa và hợp chất flavonoid liquiritin, liquiritigenin, isliquiritigenin neoliquiritin, licurazid, các chất coumarin umbelliferon, các acid 18 ß glycyrrbetinic, feralic, liquiritic.
Tác dụng sinh học
+ Cam thảo có tác dụng chống ho, tương tự chất codein do thành phần 18 ß – glycyrrbetinic acid và dẫn chất của nó tác dụng
+ Cam thảo có tác dụng giải độc ngay cả chất độc stricnin trong mã tiền hoặc chất độc của độc tô uốn ván và tác dụng giải độc của cam thảo có liên quan đến thành phần glycyrrhizin; chất này là muối kali và calci của acid glycyrrhizicj acid glycyrrhizic sau khi thuỷ phân sẽ cho 2 phân tử acid glycuronic mà acid này có khả năng kết hợp với chất độc.
+ Chất glycyrrhizin có trong cam thảo có tác dụng giảm viêm loét ở môn vị dạ dày và tăng sự bài tiết dịch vị.
Thành phần ílavonoid liquiritin, liquiritigenin có tác dụng ức chế ruột cô lập ở chuột lang ngoài ra còn có tác dụng giải kinh, giải co quắp.
+ Dịch chiết cam thảo ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực khuẩn đại tràng, lỵ amip
Công dụng
Cam thảo được sử dụng trong hầu hết các phương thuốc Đông y vì nó đóng vai trò “sứ” trong phương. Cam thảo được sử dụng để chữa ho, ho nhiều đờm, đau họng, rát cổ. Ngoài ra cam thảo được sử dụng trong nhiều bệnh khác, như đau dạ dầy, táo bón, háo khát, hoặc dùng để giải độc trong các trường hợp ngộ độc có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc ho khác như sinh khương, mơ (ô mai), còn dùng làm nguyên liệu để chế biến các vị thuốc khác như bán hạ, hoàng kỳ
- Liều dùng: 4 – 12g
Đọc thêm tại: