Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Đảng sâm và địa long


ĐẢNG SÂM (Phòng đảng sâm, lộ đảng sâm)

Campanumoea javanica Blume

Họ Hoa chuông – Campanulaceae

Đặc điểm thực vật

   Cây đảng sâm Việt Nạm mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai (Sapa), Cao Bằng, Lạng Sơn. Hiện nay đã có một số nơi trồng thử bước đầu có kết quả. Đảng sâm là loại thân leo, phân nhánh nhiều, phía gốc thân hơi có lông. Lá mọc đôi hoặc so le, hoặc gần như vòng, phiến lá hình tim hoặc hình trứng mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng. Hoa mọc ở kẽ lá, tràng hình chuông mầu vàng nhạt. Quả nang, phía trên quả có một núm nhỏ hình nón, khi chín có mầu tím đỏ. Mùa hoa nở tháng 7 – 8. Rễ hình trụ dài, đầu rễ phát triển to, trên có nhiều vết sẹo của thân, phía dưới có khi phân nhánh, vỏ rễ có mầu trắng khi tươi hoặc hơi vàng nhạt.

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix campanumoeae

   Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi đó mặt ngoài rễ có mầu hơi xám, vỏ rề nhăn nheo, nhấm có vị ngọt.

Thành phần hoá học

   Tác giả cùng Hoàng Minh Chung, Nguyễn Mạnh Tuyển thấy rằng trong đảng sâm thu hái ở Lào Cai có hàm lượng đường khử 29%, saponintritecpenic 1,4% có các acid amin aspartic, glutamic, serin, histidin, glycin, threonin, alanin, arginin, tyrosin, cystein, valin,  methionin, phenylalanin, isoleucin, leucin, lysin, prolin.

Tác dụng sinh học

+ Tác giả cùng Hoàng Minh Chung và Nguyễn Mạnh Tuyển thấy rằng đảng sâm có tác dựng làm tăng khả năng bơi của chuột, đảng sâm chế bằng cách chưng 2 giờ liền thì khả năng đó cao hơn.

+ Đảng sâm có tác dụng hạ huyết áp và tăng hồng cầu, tăng huyết sắc tố

Công dụng

   Dùng đảng sâm cho các trường hợp chân khí kém, người mệt mỏi ốm yếu, sức đề kháng giảm. Đặc biệt được dùng để bổ phế, trong các trường hợp khí phế hư, ho lâu ngày, đoản hơi, ho lao, viêm phế quản mạn tính. Những người da xanh gầy do thiếu máu. Những người có cơ địa huyết áp cao mà mệt mỏi hoặc nước tiểu có albumin

- Liều dùng: 8 – 12g

                             Công dụng trị bệnh của cây Đảng sâm

ĐỊA LONG (Giun đất)

Pheretina asiatica Michaelsen Họ Cự dẫn – Megascolecidae

Đặc điểm thực vật

   Địa long là vị thuốc được chế biến từ con giun đất loại to, thường có độ dài 15 – 35cm, da bóng xám, cổ có một vòng trắng, thân có nhiều đốt, ở mặt bụng và 2 bên thân có 4 đôi lông ngắn rất cứng, giúp cho việc di chuyển dễ dàng. Giun đất có phổ biến ở mọi nơi, có thể dễ dàng thu bắt ở những nơi nước ngập; giun tự bò lên chỗ cao; hoặc dùng nước xà phòng, nước vôi hay nước quả găng, nước bồ kết đổ vào tổ giun, giun sẽ bị sặc mà bò lên.


Bộ phận dùng

   Toàn con giun. Sau khi rửa sạch có thể dùng dao nứa, rạch dọc thân, rửa sạch đất cát, để ráo nước. Phơi khô, hoặc sấy khô, khi dùng sao vàng, hoặc chích với nước gừng.

Thành phần hoá học

   Trong giun có các hợp chất lumbritin, lumbriferin, cholin, Cholesterin, adenin guanin, chất béo

Tác dụng sinh học

   Giun đất có tác dụng giãn khí quản (bình suyễn), tác dụng hạ sốt, giảm nhu động ruột

Công dụng

   Trong Đông y địa long được dùng để trị bệnh hen suyễn, bệnh động kinh, bán thân bán toại, bệnh huyết áp tăng, sốt rét và quai bị.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của quả táo, cây thuốc việt nam