Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Tế Tân Họ Mộc thông và Thất diệp nhất chihoa (Tảo hưu)

TẾ TÂN

Asarum sieboldii Mig Họ Mộc thông – Aristolochiaceae

Đặc điểm thực vật

   Tế tân là loại thân thảo, sống nhiều năm, cao tới 25cm. Thân rễ bò ngang, phân nhiều nhánh tạo ra rất nhiều rễ con có đường kính 2 – 3mm, có mùi thơm và cay tê. Lá mọc từ rễ, gồm 2 – 3 lá, cu ống dài trên có rãnh dọc, phiến lá hình tim, đầu lá nhon mặt dưới có lông. Hoa nhỏ mọc từ rễ. Quả hình cầu. Tế tân có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện có bán nhiều trên thị trường Việt Nam.

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Asari sieboldi

   Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi khô, khi dùng có thể vi sao (tránh nhiệt độ cao)

Thành phần hoá học

   Trong tế tân thành phần chủ yếu là tinh dầu, trong đó có pinen, metyl – eugenol, asarynin, asarylceton, safrol, eucacvon, acid panmitic…

Tác dụng sinh học

   Tế tân có tác dụng giảm đau hạ nhiệt (thỏ), tinh dầu có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc tăng huyết áp, ức chế tử cung cô lập. Dịch chiết cồn của tế tân có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ

Công dụng

   Tế tân được dùng để trị bệnh nhiều đờm, suyễn tức, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản có thể phôi hợp với phục linh, cam thảo, ngũ vị tử, cũng có thể dùng khi cảm hàn có ho, mũi tắc, đau đầu. Ngoài ra còn dùng khi đau nhức xương khớp thể hàn hoặc đau nhức răng (nhai ngậm)

Liều dùng: 4 – 10g

Thất diệp nhất chi hoa


***

THẤT DIỆP NHẤT CHI HOA (Tảo hưu) Paris Polyphylla Sm. Họ Hành – Liliaceae

Đặc điểm thực vật

   Là loại cỏ sống nhiều năm ở những nơi đất ẩm thấp, nhiều mùn, thường mọc ven 2 bên vạt rừng của khe suối. Thân rễ ngắn có nhiều đốt. Từ thân rễ có một thân mọc lên trên, mặt đất tới 0,80 – lm. ở phía gốc có một số lá thoái hoá bao lấy thân cây trông như các vẩy. Đoạn giữa thân; hoặc 1/3 phía trên có một điểm, từ đó có tầng lá mọc vòng, thường có bẩy lá (thất diệp). Lá hình mác rộng dài đến 20cm, đầu lá nhọn, hai mặt nhẵn, mặt dưới xanh nhạt hoặc hơi tím. Hoa có 1 đoá mọc ởngọn (nhất chi hoa), mầu vàng nâu. Quả mọc mầu tím đen.

Bộ phận dùng

   Thân rễ – Rhizoma Paridis chinensis có thể dùng tươi bằng cách cạo bỏ vỏ ngoài, nhai sông nuốt nước nhả bã (khi bị rắn độc cắn). Hoặc rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi khô, thái vát, sao vàng

   Thành phần hoá học

   Trong thất diệp nhất chi hoa có saponin paridin paristaphin

Công dụng

   Thất diệp nhất chi hoa được dùng để chữa ho nhiều đờm, hen suyễn, khó thở, viêm phổi, lao phổi* viêm hầu họng sưng đau, bệnh tràng nhạc. Ngoài ra còn được dùng để chữa rắn độc cắn, mụn nhọt, sang lở (lở tai, nhọt vú…) có thế phối hợp với cát cánh, huyền sâm; còn dùng để chữa viêm gan vàng da, hoặc say nắng, hoặc sốt cao hôn mê, co giật