MƯỚP
Luffa cylindrica (L.) Roem.
Họ Bí – Cucurbitaceae
Đặc điểm thực vật
Mướp là loại dây leo, thân mầu xanh khi non, xám khi già, có góc cạnh, khô nháp. Lá chia thuỳ hình 3 cạnh, mép có răng cưa, lá có cuống dài, tua cuốn phân nhánh.
Hoa mầu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả dài, hình thoi hay hình trụ, nhiều hạt dẹt, mầu đen. Mướp được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy quả làm thực phẩm.
Bộ phận dùng
Lá mướp – Folium Lyffae
Quả non – Fructus Luffae; xơ mướp còn gọi là ty qua lạc.
Thu hái quả non khi nó dài độ 15 – 20cm, nướng chín
Thu hái lá bánh tẻ, bỏ cuống, bỏ xơ thái phơi khô. Quả già ngâm cho rữa phần thịt, rửa sạch lấy xơ, phơi khô, cắt khúc, sao vàng xém cạnh
Thành phần hoá học
Trong lá mướp có chất nhầy, chất béo. Tác giả và Nguyễn Thanh Bình thấy trong lá mướp có flavonoid và saponin tritecpenic mà phần genyl là acid olenolic. Ngoài ra còn có đường xylan, mannan, galactan, còn trong xơ mướp thành phần chủ yếu là flavonoid và saponin tritecpenic.
Tác dụng sinh học
Tác giả cùng Hoàng Kim Huyền và Nguyễn Thanh Bình đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng sau đây của mướp:
+ Bằng phương pháp phenol – đỏ, thấy rằng lá mướp và xơ mướp đều có tác dụng long đờm rõ rệt. Cả hai đều có tác dụng chông ho tốt, tác dụng chống ho của lá mướp tốt hơn xơ mướp.
+ Lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu ở đuôi chuột. Tuy nhiên nếu đem xơ mướp sao tồn tính thì tác dụng đó lại ngược lại, tức là làm giảm thời gian chảy máu đuôi chuột. Ngoài ra lá mướp có tác dụng làm co mạch tai thỏ cô lập.
Lá mướp có tác dụng làm hạ huyết áp thỏ
+ Tác dụng kháng khuẩn
Cả lá mướp và xơ mướp đều có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn Gram dương như Bacillus cereus, B. subtilis, Sarcina lutea và Shigella flexneri, Escherichia coli; đặc biệt có 2 chủng đã kháng Penicillin nhưng vẫn bị ức chế bởi lá mướp, đó là B. cereus và Sarcina lutea
Công dụng
Dùng mướp với tác dụng thanh phế nhiệt, chỉ ho, trừ đờm, có thể trị các chứng ho cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế quản. Quả non dùng chữa hen bằng cách sắc uống. Lá và xơ mướp cố thể dùng riêng hoặc phôi hợp với các vị thuốc khác như bách bộ, cát cánh, mạch môn. Thân mướp khô sao tồn tính trị viêm mũi, ngạt mũi. Lá tươi còn dùng trị lở loét ngoài da bằng cách lấy nước cốt chấm vào chỗ bị bệnh.
Liều dùng:
Lá 12 – 20g
Xơ mướp 8 – 12g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong
dung cua qua tao, các cây
thuốc quý