Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Để xác định được một vị thuốc cổ truyen có tac dụng chống ho?


Có thể theo dõi một phương pháp đơn giản sau đây:

   Nguyên tắc của phương pháp là dựa vào số chuột ho và số tiếng ho của chuột thí nghiệm sau khi kích thích ho bằng xông hơi amoniac (hoặc kích thích bằng hơi SO2).   Nếu thuốc thử có tác dụng thì số chuột không ho sẽ ít hoặc không có. Để việc theo dõi mang tính khách quan và loại trừ các khả năng ngẫu nhiên phương pháp quy định, nếu chuột chỉ ho 1 tiếng thì tính là 1/2 con ho.

   Chọn ngẫu nhiên 20 con chuột nhắt chia làm 2 lô không phân biệt đực cái, một lô uống nước cất, một lô uống thuôc thử, hoặc có thể 3 lô, thêm một lô uống dung dịch codein photphat, giúp cho việc đánh giá khách quan và rõ ràng hơn. Mỗi con chuột được uống 0,5ml thuốc (nước sắc 1:1 của thuốc; hoặc dịch chiết cồn, sau khi bay hơi cồn, pha thêm nước cất, nếu là tinh dầu, cần pha thêm với một chất hoạt diện để tăng tính tan như dùng Tween-80). Sau khi cho chuột uống thuốc 1 giờ, lấy từng cặp chuột (chứng và thử) cho vào dụng cụ “kích thích ho”. 1 bộ can thuỷ tinh úp ngược, trên một tấm xốp cách nhiệt, giữa tấm xốp đặt một ống nghiệm nhỏ đế đựng amoniac


Thuốc cổ truyền chống ho


   Tấm xốp đặt trên một nồi nước hằng định nhiệt độ (100°C). Sau khi bơm khoảng 0,3 – 0,5ml amoniac đặc vào ống nghiệm nhỏ nói trên, 45 giây đầu tiên lấy chuột ra ghi lại số tiếng ho của từng con. Trên cơ sở số chuột không ho và số tiếng ho của từng chuột và của cả lô, so sánh với lô đối chứng và lô quy chiếu có thể biết được thuốc có tác dụng chống ho hay không và tác dụng ở mức độ nào (so với lô uống codein photphát). Bằng cách làm như vậy tác giả và cộng sự đã phát hiện được nhiều vị thuốc cổ truyền có tác dụng chống ho như mạch môn, cóc mẳn, trần bì, lá hen, nhị trần thang, tam tử thang.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý