Nguyên tắc chung của việc thu hoạch cây thuốc.
+ Những bộ phận trên mặt đất nên thu hoạch vào lúc 8-9 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều vì đây là lúc thời tiết khô ráo và sương đã tan hết.
+ Những bộ phận dưới mặt đất nên thu hái vào lúc trời ẩm ướt để dễ đào.
Các bộ phận được thu hoạch.
- Lá cây: Non thu hái lá cây khi cây mói ra hoa vì đây là thời điểm toàn thân cây chứa nhiều hoạt chất nhất. Nếu là cây mọc 3 năm thì nên thu hoạch vào năm thứ 2. Thường thu hoạch lá bằng tay.
- Hoa: Thu hoạch lúc hoa chúm chím nở. Không xếp hoa đè lên nhau để tránh dập nát.
- Phần trên mặt đất: hái vào lúc bắt đầu ra hoa.
- Quả: có 2 loại quả là quả mọng và quả khô:
+ Quả mọng phải hái ngay lúc quả mới chín. Nên hái quả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hoạch phải nhẹ tay, cẩn thận để quả không bị dập nát.
+ Quả khô nên hái lúc quả chưa khô hẳn vì có những loại quả khi khô hẳn vỏ ngoài sẽ tách ra làm mất hạt ở trong.
- Rễ và thân rễ: Thu hoạch vào lúc cuối thu sang đông hoặc đầu mùa xuân vì lúc này cây tập trung nhiều chất do chưa đâm chồi nảy lộc.
- Hạt: Hạt phải được hái lúc mới khô để đảm bảo chất lượng
- Vỏ cây: Thu hoạch vào vụ xuân hè vì đây là thời điểm hoạt động mạnh của nhựa cây.
Những yếu tố làm ảnh hưởng tới việc phơi sấy.
- Tính chất của dược liệu: Những dược liệu thường khác nhau về lượng nước, lượng hoạt chất trong lá, rễ, củ… vì vậy phải có cách phơi sấy cụ thể cho phù hợp với từng loại.
- Độ ẩm của không khí: Tốt nhất là nên phơi sấy cây thuốc trong điều kiện nắng ráo vừa phải, không khí hanh quá nhưng cũng không ẩm ướt quá.
- Nhiệt độ tự nhiên: nhiệt độ phơi sấy tốt nhất là. < 60°C. Không nên dùng nhiệt độ quá cao để sấy khi dược liệu còn tươi vì như vậy bên trong dược liệu chưa kịp khô để lâu sẽ gây mốc, thối.
Các phương pháp phơi sấy cây thuốc.
- Phương pháp phơi nắng là phương pháp phổ biên nhất hiện nay vì nó vừa rẻ tiền, vừa áp dụng được với một số lượng cây lớn. Cách này thường dùng cho những cây lấy rễ hoặc lấy thân.
- Phương pháp bốc hơi: Đây là phương pháp áp dụng với những loại cây chỉ cần nhờ nhiệt độ và sự thoáng khí đế bốc hơi và khô dần như cây bạc hà, hương nhu, ngải cứu…
- Phương pháp lò sấy: phương pháp này dùng trong trường hợp sau khi thu hoạch gặp phải thời tiết ẩm hoặc trời mưa.
Độ ẩm của khí, nhiệt độ, thời tiết, nấm mối và sâu bọ là những yếu tố gây ảnh hương xấu tới việc bảo quản cây thuốc. Để khắc phục những hiện tượng trên, bà con nông dân có thế áp dụng những cách sau:
- Với độ ẩm không khí cao: cần phơi sấy dược liệu khô kỹ để đảm bảo thuỷ phần từ 12 — 15%. Kho tàng phải thường xuyên được dọn dẹp và thông gió.
- Nếu nhiệt độ quá nóng làm cây dễ bị bay hơi. Để tránh tình trạng này ta không nên vận chuyển dược liệu vào những lúc nắng nóng và phải có kế hoạch định kỳ đảo dược liệu khô cho dược liệu được thoáng mát.
- Với nấm mối: Phải thường xuyên kiếm tra dược liệu, bao bì cùng phải giặt giũ phơi sấy kỹ để diệt bào tử nấm mối. Có thể phun phèn chua để diệt nấm mối. Ngoài ra cần phải đề phòng chuột, bọ, sâu phá hoại cây thuốc.
Đọc thêm tại: