Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây qua lâu và cây quy bán

QUA LÂU

Trichosanthes kirilowii Maxim.

T. Japónica Regel Họ Bí – Cucurbitaceae

Đặc điểm thực vật

   Qua lâu là loại dây leo. Lá mọc so le, phiến lá xẻ, nhiều thuỳ. Hoa đơn tính, mầu trắng. Quả to, có văn trắng, dọc theo quả; khi chín có mầu đỏ, trong có nhiều hạt, hình trứng dẹt mầu nâu nhạt.

   Hạt, vỏ quả và rễ – Semen, pericarpium et radix Trichosanthis

   Vỏ quả gọi là qua lâu bì, sau khi bổ lấy hạt là qua lâu nhân, đem phơi khô. Khi dùng sao qua

   Rễ còn gọi là thiên hoa phấn. Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi khô. Khi dùng thái mỏng ngang theo rễ, sao vàng.

Thành phần hoá học

   Trong quả có saponin triterpenic, acid amin, acỉd hữu cơ, alcaloid, nhựa, chất đường, sắc tố và dầu béo.

   Trong hạt chủ yếu là dầu béo và saponin, rễ chứa saponosid.

Tác dụng sinh học

   Hợp chất saponin trong qua lâu nhân có tác dụng chông ho trừ đờm. Dầu béo trong qua lâu nhân có tác dụng nhuận tràng. Qua lâu nhân ức chế trực khuẩn đại tràng, lỵ, thương hàn. Dịch chiết cồn qua lâu nhân tác dụng chống ung thư.

Công dụng

   Qua lâu nhân và qua lâu bì  được dùng để chữa ho do đờm nhiệt có thể phôi hợp với hoàng cầm, bối mẫu còn được dùng để trị viêm phế quản mạn tính, đặc biệt thể phế quản giãn, dẫn đến đờmđặc khó thở có thể phôi hợp với bán hạ, xương.  Ngoài ra qua lâu nhân còn được dùng trị đại tràn táo kết, hoặc thổ huyết. Thiên hoa phấn chủ yêu được dùng chữa sốt, hoàng đản, tân dịch hao tổn, đoản hơi, đoản khí. Do có tác dụng làm giãn động mạch vành nên qua lâu còn được dùng trị bệnh co thắt, vữa xơ động mạch vành tim có hiệu quả.

Liều dùng:

   Qua lâu nhân 4 – 12g Qua lâu bì 8 – 12 g

Công dụng trị bệnh của cây qua lâu



***

QUY BÁN (Mai rùa, yếm rùa)

Carapax et Plastrum Testudinis

Đặc điểm thực vật

   Mai và yếm đã phơi khô của con rùa đen Chinemys revesii (Qray). Họ Rùa – Testudinidae. Sau khi bắt được rùa, giết rồi bóc lấy mai và yếm loại bỏ hết thịt còn sót lại, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng chặt nhỏ ra từng mảnh, sao vàng.

Thành phần hoá học

   Trong quy bản chủ yếu là các acid amin: Alanin, leuxin, tyrosin, xystin, histidin, lysin, acginin, tryptophan, acid glutamic.

Công dụng

   Quy bản được sử dụng trong bệnh ho lâu ngày, ho lao, các bệnh do âm hư, phế hư, các bệnh cốt chưng trào nhiệt đau nóng trong xương, di tinh băng lậu, khí hư, lỵ lâu ngày, sốt rét, sang trĩ, trẻ con xương cốt yếu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của quả táo, cây thuốc việt nam

Cây tắc kè chữa ho hen

Đặc điểm thực vật

   Tắc kè có thân dài chừng 20 cm, riêng phần đuôi dài đến 12cm, đuôi tắc kè rất quan trọng, vì các chất bổ đều tập trung ở đó. Do vậy bằng mọi cách người ta phải giữ được cái đuôi tắc kè. Tắc kè có đầu dẹt 3 cạnh, con ngươi thẳng, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, giữa các ngón có màng liên kết, màng rất nháp, do đó tắc kè dễ bám sát vào cây hoặc bờ tường. Da tắc kè nháp do có các vảy nhỏ hình hạt tròn hoặc đa giấc, có nhiều mầu và chính nhờ mầu sắc này giúp tắc kè có thể thay đổi phù hợp với môi trường xung quanh. Tắc kè phân bố ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Yên Bái, Lào Cai, Thái nguyên, Hà Bắc, Hoà Bình…

Bộ phận dùng

   Toàn con, bỏ phủ tạng, bỏ phần đầu, mắt và các bàn chân. Sau khi mổ tắc kè phải lau khô máu, căng 4 bàn chân cho nhanh khô. Phơi và sấy cho khô nhanh dể tránh bị ôi. Sau khi tắc kè được bảo quản trong các thùng sắt tây; mỗi lớp tắc kè rắc một ít quả xuyên tiêu chín để tránh mọt và côn trùng ăn. Đuôi tắc kè được cuốn bằng giấy bản hoặc bằng sợi dây mềm vào một cái que có chiều dài từ ức đến hết đuôi.

Cây tắc kè chữa ho hen


Thành phần hoá học

   Tắc kè chứa nhiều chất béo và acid amin, acginin aspartic, alanin, glutamic, histidin, isoleuxin, lysin’ Ieuxin, prolin, phenylalanin, serin, cystein, treonin valin.

Tác dụng sinh học

+ Làm tăng hồng cầu và huyết sắc tố, hạ áp và tăng trương lực, tăng biên độ ruột thỏ.

Công dụng

   Tắc kè là thuốc bổ thận dương, dùng tốt cho trường hợp hen phế quản mạn tính dẫn đến khó thở, đoản hơi, mệt mỏi, hô hấp khó khăn, cơ thể suy nhược gầy yếu, sinh dục kém, dùng dưới dạng bột hoặc rượu.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý

Công dụng trị bệnh của cây sâm bố chính và cây sài gục

SÀI GỤC (LỖ địa cúc)

Wedelia prostrata (Hook et arn) Hemsl Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật

   Sài gục là loại thân cỏ, mọc bò lan trên mặt đất, sống nhiều năm. Thân và cành mảnh, có lông. Lá hình mũi mác, hai mặt đều có lông, mép có răng cưa. Hoa tự hình đầu, đơn độc, hoa hình lưỡi, mầu vàng là hoa cái, có vẩy giữa các hoa, hoa hình ống lưỡng tính. Quả bế, bầu dục, 3 cạnh, cụt ở đầu.

   Sài gục mọc hoang ở các vùng cát ven biển ở nước ta.

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Wedeliae .

   Sau khi thu hái rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Dùng tươi cho hiệu quả tốt hơn.

   Sài gục dược dùng để trị viêm amydal cấp tính đau họng viêm họng, ho đờm, hoặc viêm phế quản viêm phổi, áp xe phổi. Còn dùng dưới dạng cao để chữa mụn nhọt đinh độc, hoặc chữa cao huyết áp, chữa bệnh bạch hầu.

Liều dùng: 8 – 12g

Công dụng của cây sâm bố chính


***

SÂM BỐ CHÍNH

Hibiscus sagittifolius Kurz Họ Bông – Malvaceae

Đặc điểm thực vật

   Sâm bố chính là cây thuộc thảo, seing dai. Thân cao độ lm có lông. Lá phân thuỳ, thuỳ giữa thường dài hơn, lá có cuống dài, mặt lá có lông đơn hay hình sao; lá kèm hình sợi chỉ dài. Hoa 5 cánh mầu hồng hay đỏ, đôi khi phớt vàng, mọc đơn độc ởkẽ lá. Quả hình trứng nhọn, mặt ngoài có lông, khi chín nứt thành 5 mảnh vỏ. Hạt hình thận, mầu nâu, ngoài mặt có những đường vân. Rễ mẫm, mầu trắng nhạt hay vàng nhạt, đường kính tới 2cm, phía đuôi phân nhiều nhánh, giống nhân sâm. Sâm bố chính mọc hoang hay được trồng ồ nhiều nơi như ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix Hibisci sagittifolii

   Sau khi thu hoạch, rễ được rửa sạch, cắt bỏ các rễ nhỏ, cạo sạch vỏ ngoài, ngâm với nước gạo 12h,vớt ra để ráo nước, đồ chín rồi phơi khô. Cũng có khi rửa sạch rồi ngâm với nước phèn chua 48 giờ sau đó rửa sạch nước phèn, phơi khô. Khi dùng thái lát chích gừng

Thành phần hoá học

   Sâm bố chính chứa chất nhầy, do đó khi nhấm ta có cảm giác nhớt. Ngoài ra còn có nhiều tinh bột

Tác dụng sinh học

   Chưa có tài liệu nghiên cứu

Công dụng

   Sâm bố chính được dùng để trị ho, đặc biệt ho lâu dài ngày, ho có sốt kèm theo nhiều đờm. Ngoài ra còn dùng để làm thuốc bổ, bổ phổi, thuốc thông tiểu tiện.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta

Công dụng trị bệnh của cây Sa sâm

SA SÂM

Launae pinnatifida Cass. Họ Cúc – Asteraceae (cây sa sâm mọc ở Việt Nam) Glehnia littoralis Schmidt et Miquel. Họ Hoa tán – Apiaceae (cây Bắc sa sâm, mọc ở Trung Quốc hiện dược liệu được bán trên thị trường Việt Nam với tên gọi Bắc sa sâm)

Đặc điểm thực vật

   Về mặt thực vật, sa sâm rất phức tạp, thuộc nhiều họ khác nhau. Tuy nhiên có điểm chung là chúng đều sông trên cát, chữ sa ở đây nghĩa lá cát, chúng đều là những loại cỏ sông lâu năm. Nếu là loài Launae thì nó có thân bò lan dài. Lá mọc đối xếp thành hoa thị ở quanh gốc, mép lá có răng cưa. Hoa hình đầu mầu vàng. Quả bế hình tru lọai này có mọc ở Việt Nam, Nam Định, Quảng Ninh. Còn loại Bắc sa sâm, cũng là loài thân thảo, cao tôi 20cm rễ trụ dài và nhỏ có mầu trắng ngà hoặc nâu nhạt, phần lớn rễ nằm trong cát, phần lộ trên mặt đất có lông màu tro. Lá hình trứng mọc từ gốc, cố cuống dài, cấu tạo theo kiểu lông chim. Hoa tự ở đỉnh hình tán, cuống hoa có nhiều lông nhỏ mầu xám tro, hoa mầu trắng. Quả hình cầu, phủ lông mềm. Loài này có mọc ở Trung Quốc: Sơn Đông, Liêu Ninh, Hà Bắc, Giang Tô. Ngoài 2 loài sa sâm nói trên, còn một số loài khác cũng mang tên sa sâm như cây Adenophora verticillata Fish. Họ Hoa chuông – Campanulaceae, hoặc cây tế diệp sa sâm Wahlenbergia gracilis A. DC. Họ Hoa chuông – Campanulaceae cũng có rễ là vị sa sâm.

Bộ phận dùng

Rễ – Radix Launae

Radix Glehniae

Sau khi đào lấy rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng thái vát sao vàng, hoặc chích gừng.

Thành phần hoá học

   Trong sa sâm Việt Nam sơ bộ thấy có tanin, chất béo. Còn trong Bắc sa sâm có tinh dầu

Công dụng trị bệnh của cây Sa sâm


Tác dụng sinh học

   Từ Bắc sa sâm thấy tinh dầu có tác dụng hạ thấp nhiệt độ bình thường của thỏ. Cao chiết bằng cồn ethylic có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ khi gây sốt bằng trực khuẩn thương hàn, có tác dụng giảm đau. Tuy nhiên phần tinh dầu tách ra từ lá lại không có tác dụng giảm đau.

Công dụng

   Sa sâm là vị thuốc có tác dụng dưỡng âm thanh phế dùng khi phế âm suy, ho khan, ho có nhiềuđờm khó khạc ra có thể phối hợp với mạchngọc trúc, địa cốt bì. Ngoài ra còn được dùng đểdưỡng vị, sinh tân khi đau dạ dày làm cho họng khô, lưỡi đỏ hoặc khi lên thuỷ đậu mà mụn đã bắt đầu xẹp, dùng sa sâm phối hợp với bạch biển đậu vỏ đậu xanh, vỏ đậu đen, tang diệp, mạch môn hoàng tinh, sinh địa. Cũng có thể dùng sa sâm khi đại tràng táo kết. Liều dùng 8 – 12g



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công dụng của táo, các loại cây thuốc nam

Công dụng trị bệnh của cây rau má

RAU MÁ Centella asiatica L.

Họ Hoa tán – Apiaceae Đặc điểm thực vật

   Rau má là cây thuộc loại cỏ, mọc bò lan trên mặt đất, thân nhỏ, nhẵn, có nhiều mấu, từ các mấucó nhiều rễ. Lá hình thận hoặc gân tròn mép có răng cưa thô, cuống dài. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1 – 5 hoa nhỏ không cuống. Hoa mầu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt.

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Centellae Asiaticae

   Rau má mọc hoang ở khắp mọi nơi, được thu hoạch làm rau ăn hoặc làm thuốc, thường dùng dưới dạng cây tươi.

Thành phần hoá học

   Trong rau má có alcaloid hydrocotylin, glycozid asisiaticozid, centelozid, saponin tritepenic

Tác dụng sinh học

+ Có tác dụng ức chế trực khuẩn lao (do chất oxgasiaticozid là dẫn xuất của glycoizid asiaticozid.

+ Tác dụng lên mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, làm vết thương mau lành (do saponin)

Công dụng trị bệnh của cây rau má


Công dụng

   Rau má được dùng để trị ho do phế nhiệt, ho khan. Lấy rau má tươi, giã nát vắt lấy dịch cốt, thêm đường hoặc một chút muối ăn để uống hoặc khi bị cảm mạo phong nhiệt, có ho, có viêm nhiễm đường hô hấp trên, chảy máu cam, viêm tiết niệu, đái dắt, đái buốt, có thể cho ít bột sắn dây quấy vào nước rau má. Ngoài ra còn chữa mụn nhọt sang lở, rắn cắn, bong gân hoặc ngã sưng đau, trong trường hợp này có thể vừa uống dịch tươi vừa đắp vét thương bên ngoài.

   Chu ý: Ngoài cây rau má nói trên, còn có một sô cây mang tên rau má khác.

+ Rau má lông – Glechoma longituba (Nakai) Kupr. Họ Hoa môi – Lamiaceae.về hình dạng giông với cây rau má, chỉ khác cây mọc thẳng chừng 10 – 15cm, lá có lông, có mùi thơm, vì có tinh dầu. Cây này mọc ở một số vùng núi nước ta như Tam Đảo, Lạng Sơn.

Rau má lông cũng dùng để chữa ho, song ho do phong hàn. Ngoài ra còn dùng chữa phong thấp, đau nhức thần kinh, đau răng, đau bụng kinh, đau do sang chấn.

+ Rau má lá to (rau má rừng) – Hydrocotyle nepalensis Hook. Họ Hoa tán – Apiaceae

   Về hình dáng tương tự với cây rau má, song lá hình mắt chim hoặc hình thận, lá xẻ sâu thành 7 – 8 thuỳ. Cụm hoa thường chụm lại ở ngọn cành. Cây mọc hoang ở một số tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà, Bắc Thái, cũng được dùng để trị ho do phế nhiệt, hoặc để lợi tiểu.

+ Rau má mỡ – Hydrocotyle sibthorpiodies Lam.

   Họ Hoa tán – Apiaceae. về hình dáng gần giống cây rau má, song có lá tròn, mép khía răng cưa không đều, mặt lá trơn bóng

   Cây rau má mỡ cũng được dùng để trị ho, ho gà cũng còn được dùng để trị bệnh viêm gan vàng da xơ gan cổ trướng, viêm miệng, viêm mắt, viêm sưng amygdal, bệnh viêm da thần kinh, mụn nhọt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tac dung cua qua tao, các cây thuốc nam

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây mộc hương

MỘC HƯƠNG (Vân mộc hương)

Vân mộc hương – Saussurea lappa Clarke

Thổ mộc hương – Inula helenium L.

Cả hai cây đều thuộc Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật

    Vân mộc hương hay còngọi là Quảng mộc hương là loại thân thảo sống lâu năm. Lá có hình 3 cạnh, song độ to nhỏ có khác nhau giữa bộ phậntrên và dưới; lá phía dưới gốc thường to hơn mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều có lông, càng lên trên lá càng nhỏ dần và phần ngọn hầu như không có cuống. Hoa hình đầu, mầu lam tím. Quả bé mầu nâu nhạt. Vân hương có rễ to và mẫm vỏ ngoài thường nâu hoặc thẫm lại.

   Thổ mộc hương cũng là loại thân thảo, lá thường to và dài hơn vân mộc hương, đầu lá nhọn, phía cuống lá có 2 thuỳ nhỏ ôm lấy thân cây, mép lá có răng cưa nhỏ không đều. Cụm hoa mầu vàng, hình đầu. Quả bế, trên có vân dọc. Cả hai loài vân mộc hương này đều được trồng ở Trung Quốc. Trước đây có di thực vào Việt Nam, mọc tốt ởSapa. Hiện có dược liệu bán trên thị trường Việt Nam

Bộ phận dùng                                                                      

   Rễ mộc hương – Radix Sausurea lappae                         

-   Radix Inulae helenii                           

   Người ta đào rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng I thái phiến mỏng 1 – 3cm, vi sao

Công dụng cây mộc hương


Thành phần hoá học       

   Trong vân mộc hương có tinh dầu, alcaloid sausurin và chất inulin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là các chất aplotaxen, ß – costen, costus lacton, dihydrocostus lacton.

Trong thổ mộc hương chủ yếu lại là inulin, helenin, anantol…

Tác dụng sinh học

   Vân mộc hương có tác dụng hạ áp

Công dụng

   Vân mộc hương hoặc thổ mộc hương đều cho tác dụng trừ đờm, dùng cho những người đờm nhiều bít tắc cổ họng. Thổ mộc hương còn dùng để trị ho nhiều, ho lao, đau ngực. Cả hai loại có tác dụng tốt đối với bệnh viêm đại tràng, bụng đầy trướng, ợ hơi, ỉa chảy. Ngoài ra thổ mộc hương còn được dùng chữa bệnh viêm gan hoàng đản vì nó có tác dụng lợi mật tốt (helenin). Cần phân biệt với Nam mộc hương, là vỏ của cây Nam mộc hương hay cây vỏ rụt, họ cam- Rutaceae, Nam mộc hương có mọc ởrừng núi phía Bắc Việt Nam như Hoà Bình, Hà Bắc… vỏ được dùng trị đầy hơi, ợ hơi trướng bụng của bệnh viêm dạ dày, ruột.

Công dụng trị bệnh của cây Mơ


Prunus armeniaca L. Họ Hoa hồng – Rosaceae

Đặc điểm thực vật

    Mơ là cây gỗ nhỏ sống nhiều năm, cao độ 4 – 10m, thân mầu nâu hay nâu sẫm có nhiều bì khổng, đầu ngọn cành và lá non hơi đỏ. Lá mọc cách, cuống dài, góc lá có 1 – 6 tuyến, phiến lá hình trứng hoặc bầu dục, nhọn ở đầu, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa đơn độc mầu trắng hay phớt hồng có mùi thơm phảng phất. Hoa nở vào tháng 1-3. Quả hạch hình cầu, đường kính 2-3 cm, phủ lớp lông tơ mầu lục hay vàng, nhiều thịt. Quả có 1 hạch cứng, bên trong chứa một nhân hình trái tim.

   Cây mơ được trồng ở nhiều nơi trong nước ta như ở Lạng Sơn, Sơn La, Hà Tây (chùa Hương), Nam Hà… để lấy quả ăn, làm ô mai và làm thuốc.

Bộ phận dùng

 Quả – Fructus Armeniacae, thường được chế với gừng, cam thảo làm ô mai – Fructus Armeniacae praeparatus.

  Hạnh nhân – Semen Armeniacae.

  Khi dùng cần qua chế biến sao vàng, hoặc bỏ vỏ rồi sao vàng

Công dụng trị bệnh của cây Mơ


Thành phần hoá học

   Trong hạnh nhân có chứa 35 – 45% dầu, thành phần chủ yếu là acid oleic và acid linoleic, có men emulsin gồm 2 men amygdase và prunase. Tác giả và Trịnh Hồng Vân tiến hành định lượng glycosid toàn phần trong hạnh nhân thấy rằng hàm lượng đó là khoảng 4,91%, hàm lượng này giảm đi sau khi chế biến.

Tác dụng sinh học

   Tác dụng của hạnh nhân là tác dụng của amygdalin, một glycosid có trong nhân.

   Khi vào cơ thể dưới tác dụng của dịch vị hoặc men emulsin, amygdalin bị thuỷ phân cho acid cyanhydric, benzaldehyd và glucose. Acid cyanhydric có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu có tác dụng hưng phấn. Acid cyanhydric được tạo ra từ amygdalin, khi được hấp thu nó ức chế men oxy hoá với nồng độ thấp, nó làm giảm tiêu hao oxy của tổ chức vì nó ức chế việc chuyển hoá oxy ở động mạch chủ và động mạch cổ làm cho hô hấp sâu, mang tính phản xạ và do đó làm cho đờm long ra. Tác giả và Hoàng Kim Huyền thấy hạnh nhân có tác dụng chống ho trừ đờm tốt trên chuột thực nghiệm và cũng qua thực nghiệm thấy rằng hạnh nhân sau khi chế biến độc tính giảm nhiều

Công dụng

   Hạnh nhân là vị thuốc ôn phế chỉ khái dùng trong các trường hợp ho có đờm hàn trắng loãng còn có tác dụng làm thông phế khí, dùng khi bị hen suyễn, viêm khí quản ho nhiều, có thể phối hợp với tô tử, cát cánh. Ngoài ra còn được dùng để chữa táo bón, nhất là các trường hợp ho nhiều, phế khí khô háo dẫn đến đại tràng táo kết. Ngoài hạnh nhân, còn dùng ô mai để chữa ho, họng rát, đau họng, chữa kiết lỵ, chữa băng huyết.

Liều dùng:     

Hạnh nhân 4 – 10g



Công dụng trị bệnh của cây mướp

MƯỚP

Luffa cylindrica (L.) Roem.

Họ Bí – Cucurbitaceae

Đặc điểm thực vật

    Mướp là loại dây leo, thân mầu xanh khi non, xám khi già, có góc cạnh, khô nháp. Lá chia thuỳ hình 3 cạnh, mép có răng cưa, lá có cuống dài, tua cuốn phân nhánh.

   Hoa mầu vàng, hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả dài, hình thoi hay hình trụ, nhiều hạt dẹt, mầu đen. Mướp được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy quả làm thực phẩm.

Bộ phận dùng

   Lá mướp – Folium Lyffae

   Quả non – Fructus Luffae; xơ mướp còn gọi là ty qua lạc.

   Thu hái quả non khi nó dài độ 15 – 20cm, nướng chín

   Thu hái lá bánh tẻ, bỏ cuống, bỏ xơ thái phơi khô. Quả già ngâm cho rữa phần thịt, rửa sạch lấy xơ, phơi khô, cắt khúc, sao vàng xém cạnh

Thành phần hoá học

   Trong lá mướp có chất nhầy, chất béo. Tác giả và Nguyễn Thanh Bình thấy trong lá mướp có flavonoid và saponin tritecpenic mà phần genyl là acid olenolic. Ngoài ra còn có đường xylan, mannan, galactan, còn trong xơ mướp thành phần chủ yếu là flavonoid và saponin tritecpenic.

Công dụng của cây mướp


Tác dụng sinh học

   Tác giả cùng Hoàng Kim Huyền và Nguyễn Thanh Bình đã tiến hành nghiên cứu một số tác dụng sau đây của mướp:

+ Bằng phương pháp phenol – đỏ, thấy rằng lá mướp và xơ mướp đều có tác dụng long đờm rõ rệt. Cả hai đều có tác dụng chông ho tốt, tác dụng chống ho của lá mướp tốt hơn xơ mướp.

+ Lá mướp và xơ mướp có tác dụng kéo dài thời gian chảy máu ở đuôi chuột. Tuy nhiên nếu đem xơ mướp sao tồn tính thì tác dụng đó lại ngược lại, tức là làm giảm thời gian chảy máu đuôi chuột. Ngoài ra lá mướp có tác dụng làm co mạch tai thỏ cô lập.

   Lá mướp có tác dụng làm hạ huyết áp thỏ

+ Tác dụng kháng khuẩn

   Cả lá mướp và xơ mướp đều có khả năng ức chế hoạt động của một số vi khuẩn Gram dương như  Bacillus cereus, B. subtilis, Sarcina lutea và Shigella flexneri, Escherichia coli; đặc biệt có 2 chủng đã kháng Penicillin nhưng vẫn bị ức chế bởi lá mướp, đó là B. cereus và Sarcina lutea

Công dụng

   Dùng mướp với tác dụng thanh phế nhiệt, chỉ ho, trừ đờm, có thể trị các chứng ho cấp hoặc mạn tính trong bệnh viêm phế quản. Quả non dùng chữa hen bằng cách sắc uống. Lá và xơ mướp cố thể dùng riêng hoặc phôi hợp với các vị thuốc khác như bách bộ, cát cánh, mạch môn. Thân mướp khô sao tồn tính trị viêm mũi, ngạt mũi. Lá tươi còn dùng trị lở loét ngoài da bằng cách lấy nước cốt chấm vào chỗ bị bệnh.

Liều dùng:

Lá 12 – 20g                                                      



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua qua tao, các cây thuốc quý

Công dụng trị bệnh của cây nhót, phật thủ và phù bình

NHÓT

Elaeagnus latifoila L.

Họ Nhót – Elaeagnaceae

Đặc điểm thực vật

   Nhót là cây bụi, có cành mềm dài, có gai, thường leo trên giàn hoặc bò lan trên giậu. Lá nguyên mọc so le, mặt trên mầu xanh có lấm chấm những lông nhỏ hình sao, mầu trắng bạc. Mặt dưới dầy lông mịn hình sao, bóng giáng như nhũ bạc. Hoa không tràng, có 4 lá đài, 4 nhị. Quả hình bầu dục, khi chín có mầu đỏ, vỏ quả có nhiều lông trắng hình sao.

   Nhót được trồng ở nhiều nơi như Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương để lấy quả ăn và lấy lá, rễ làm thuốc.

Bộ phận dùng

   Lá – Folium Elaeagnus latifoilae

Thành phần hoá học

   Từ lá nhót người ta thây có tamin, saponosid polyphenol. Từ quả có acid hữu cơ, đường

Công dụng

   Lá nhót có thể dùng tươi hay khô để chữa ho, hen nhiều đờm, đặc biệt chữa hen, khó thở. Có thể lấy lá nhót tươi sao vàng, hạ thể sắc đặc cho uốngngày 6 – 10g. Ngoài ra còn dùng để trị cảm mạo có ho, hoặc chữa lỵ

Liều dùng: 8 – 16g

***

PHẬT THỦ

Citrus medica L. var. Sarcodactylis Sw,

Họ Cam – Rutaceae

Đặc điểm thực vật

   Phật thủ là cây nhỏ, cao 2 – 3m, cành sum xuê. Lá đơn, hình trúc, mép có răng cưa nông, mọc so le. Có gai nhỏ. Hoa nhỏ mầu trắng, thường ra hoa vào thàng 4-5. Quả to, dài 15 – 20cm, vỏ mầu vàng nâu khi chín, phía đầu quả thường tách ra theo những múi dọc, chạy dài trông giông bàn tay. Phật thủ được trồng ở nhiều nơi trong nước ta như Hà Tây, Hà Đông, Hà Nội… để lấy quả ăn và làm thuốc.

Bộ phận dùng

   Quả – Fructus Citri sarcodactyli. Quả được phơi khô để làm thuốc. Khi dùng thái nhỏ, sao khô.

Thành phần hoá học

   Trong phật thủ chứa tinh dầu, trong vỏ quả còn có ílavonoid, hesperidin, diosmin. Ngoài ra còn có limetlin, xitropten, các hợp chất este lacton bergapten, limettin, coumarin

Tác dụng sinh học

   Phật thủ có tác dụng bình suyễn, tác dụng hạ áp, tác dụng giãn cơ trơn, đối lập với acetylcholin.

Công dụng

   Phật thủ được dùng để trị chứng ho, nhiều đờm. Ngoài ra còn được dùng để trị nôn mửa, đầy bụng, trướng bụng, tiêu hoá bất chấn.

   Liều dùng: 4 – 8g dướidạng thuốc sắc hay thuốc bột.          


Công dụng của phật thủ



PHÙ BÌNH (Bèo cái)

Pistia stratiotes L.

Họ Ráy – Araceae

Đặc điểm thực vật

   Bèo cái là loại cây mọc, nổi trên mặt nước. Lá mọc từ rễ mọc thành lớp ồ gốc, lá hình trứng mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông mịn. Mặt lá có loại cả trên và dưới đều xanh, có loại trên xanh dưới hơi tía. Cụm hoa nhỏ mọc trễ giữa các lá, các mo mầu trắng nhạt, hình ống. Quả mọng, có nhiều hạt.

   Bèo cái sống phổ biến ở ao hồ trong cả nước, dùng làm thức ăn cho lợn và làm thuốc. Theo kinh nghiệm thứ tía cho tác dụng tốt hơn nên được sử dụng nhiều hơn.

   Lá – Folium Pistiae. Có thể dung dưới dạng nước cốt, hoặc sao vàng, sắc uống

   Trong bèo cài chứa cellulose, chất béo, ehãt protid, photpho, chất gây ngứa.

Công dụng

   Phù bình được dùng để chữa hen suyễn, có thề dùng nước ép lá tươi. Còn dùng làm thuốc thúc ban chẩn sởi đậu mọc ở thời kỳ đầu. Ngoài ra còn được I dùng để trị viêm thận cấp tính, gây phù nề, hoặc I trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, có thể sao vàng Ị sắc uống hoặc lấy lá nấu nước, xông vào chỗ ngứa j sau đó lại dùng nước này rửa.



Công dụng trị bệnh của cây quýt

QUÝT

Citrus deliciosa Tenore. Họ Cam – Rutaceae

Đặc điểm thực vật

   Quýt là cây nhỏ, cao độ 2 m, lá mọc so le, đơn, mép hơi có răng cưa, lá có cuông, nhọn ở đầu lá. Hoa nhỏ, mầu trắng mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả hình cầu, hai đầu dẹt, khi chín có mầu vàng cam hay vàng đỏ. Trong chứa nhiều múi có dịch thơm ngọt hơi chua; có nhiều hạt nhỏ. vỏ mỏng, nhẵn hay sần sùi, mùi thơm vị cay, đắng.

Bộ phận dùng

   Vỏ quả – Pericarpium citri deliciosae

   Sau khi chế được gọi là trần bì.

   Hiện nay với tên gọi là trần bì, Dược điển của một số nước quy định vỏ của một số loại cam pericarpium citri

+ Hạt (Quất hạch) – Semen Citri deliciosae

   Cây quýt được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy quả ăn và vỏ quả làm thuốc. Người ta thu hái vỏ quả, phơi khô. Người xưa bảo quản vỏ quả với thời gian rất lâu, mới đem dùng làm thuốc, do đó có tên là “Trần”, trần tức là cũ và lâu. Khi dùng bỏ màng trắng, thái chỉ, vi sao.

Thành phần hoá học

   Trong vỏ quýt tươi chứa 3,8% tinh dầu, ílavonoid (hesperidin), vitamin A, B; tác giả và cộng sự tiến hành định lượng tinh dầu từ vỏ quýt khô, sống đạt 3,5%. Đem vi sao để dùng làm thuốc, tinh dầu còn 2,3 – 2,4%.

   Trên sắc ký khí, tinh dầu xuất hiện 13 đỉnh

   Trong vỏ quýt còn có flavonoid hesperidin

Công dụng trị bệnh của cây quýt


Tác dụng sinh học

   Tác giả và Hoàng Kim Huyền tiến hành nghiên cứu thực nghiệm chông ho của trần bì thấy rằng, với nước sắc 1:1 và dịch chiết cồn 1:1 đều có tác dụng chống ho tốt (P < 0,05); trần bì sau khi vi sao đều cho tác dụng tốt hơn để sống. Các mẫu chiết cồn tác dụng tốt hơn các mẫu nước sắc. Tinh dầu của trần bì tác dụng tốt hơn cả. Cũng dùng các chế phẩm nói trên của trần bì để nghiên cứu trừ đờ thấy rằng các mẫu chiết nước tác dụng tốt hơn ma chiết bằng cồn. Trần bì sao hơi sống và nếu sao quá cháy thì tác dụng trừ đờm cũng giảm Ngoài ra còn một số tác dụng như:

+ Tinh dầu của trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăng phân tiết dịch tiêu hoá, bài trừ khí tích trong ruột.

+ Chất hespiridin có tác dụng trừ đờm và kéo dài tác dụng của chất corticoid duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tính giòn của thành mạch.

Công dụng

   Trần bì là vị thuốc mang tính chất hành khí, được dùng để trừ đờm ráo thấp, chỉ ho, có thể dùng 12g trần bì sắc nước uống để chữa ho nhiều đờm, hoặc chữa ho mất tiếng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc khác như bán hạ, bạch linh, cam thảo hoặc với xạ can, tô tử. Ngoài ra còn dùng trần bì để chữa nôn, chữa đầy trướng bụng, đi ngoài lỏng. Quất hạch được dùng để trị bệnh sán khí (đau bụng dưới), dùng hạt quýt, hạt vải, tiểu hồi, tất cả sao vàng, lượng bằng nhau.

Liều lượng: Trần bì 4 – 12g Quất hạch 4 – 6g


Đọc thêm tại:

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Công dụng trị bệnh của cây Mã đề và lá hen

LÁ HEN (Nam tỳ bà, bồng bồng)

Oalotropis gigantea R. Rr.

Họ Thiên lý – Asclepiadaceae

Đặc điểm thực vật

   Lá hen thuộc loại bụi cao 5 – 7m, cành mềm phân nhánh có lông trắng. Lá mọc đôi dài đến 18 – 20 cm, rộng 10cm, góc phiến lá có tuyến trắng. Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa to đường kính tới 5cm mầu trắng hoặc đốm hồng. Quả gồm 2 đại, nhiều hạt. Bồng bồng mọc hoang hoặc được trông làm hàng rào và để lấy lá làm thuốc. Có nhiều ở Hà Nam, Hà Nội.

Bộ phận dùng

    Lá. Lá hen – Folium Calotropis

   Hái lấy lá bánh tẻ, dùng vải ấm, lau sạch phấn trắng, phơi tái rối thái đoạn, tiếp tục phơi khô. Khi dùng chích mật ong. Người ta cho rằng phấn trắng sẽ là nguyên nhân gây kích thích họng, gây ho khi uống.

Thành phần hoá học

   Trong lá có calotropin, khi thuỷ phân cho calotropagenin.

Tác dụng sinh học

   Tác giả và Hoàng Kim Huyền thấy dịch sắc của lá lá hen có tác dụng chống ho, trừ đờm tốt trênchuột thí nghiệm. Ngoài ra bồng bồng có tác dụng làm tăng trương lực tâm thu và giảm nhịp tim rõ rệt (với ếch), tăng trương lực cơ tim, tăng sức co ; bóp tim, giảm nhịp đập (tim thỏ cô lập).

Công dụng

   Lá hen được dùng làm thuốc trị ho hen, đặc biệt : là hen, khó thở, do đó vị thuốc mang tên Lá hen. Cần chú ý vị thuốc có vị hơi khó uống, dễ nôn, đừng uống khi quá đói hoặc quá no.

Liều dùng: 4 – l 0 g



***

MÃ ĐỀ (Sa tiền)

Plantago asitica L. Họ Mã đề – Plantaginaceae

Đặc điểm thực vật

   Mã đề là cây có thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, phiến lá hình trứng hay hình thìa. Có nhiều gân chạy dọc theo lá và hợp lại ỏ gốc và ngọn lá, hai mặt lá xanh, nhẵn. Hoa xuât phát từ kẽ lá, thành bông dài, hoa đều, lưỡng tính, tràng hoa mầu nâu, gồm 4 thuỳ nằm xen kẽ ồ giữa các lá đài. Quả hộp trong chứa nhiều hạt mầu nâu đen bóng.

   Mã đề mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để lấy nguyên liệu làm thuốc

Bộ phận dùng

   Bộ phận trên mặt đất của cây -Herba Plantaginis

   Hạt mã đề – Semen Plantaginis

   Người ra nhổ lấy cây, bỏ rễ, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô, hoặc vào tháng 7-8 khi quả chín nhổ toàn cây, phơi khô, rồi đập và giũ lấy hạt.

Thành phần hoá học

   Toàn cây chứa một chất thuộc loại Iridoid gọi làaucubin, chất đắng, chất nhầy, caroten, vitamin c K, acid hữu cơ.

Công dụng cây Ma hoàng


Tác dụng sinh học

+ Chất glycosid chiết ra từ hạt có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, xúc tiến sự phân tiết ở niêm mạc đường hô hâp cho nên có tác dụng trị ho trừ đờm,

+ Nước sắc mã đề có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da và trực khuẩn lỵ.

+ Hạt mã đề có tác dụng tăng cường bài tiết nước tiểu, tăng bài tiết acid uric và muôi NaCl. 

Công dụng

   Cả lá và hạt đều có tác dụng chữa ho, nhất là  ho do phế nhiệt, đờm nhiệt, đờm đặc dính quánh, hôi tanh. Do mã đề có tác dụng lợi tiểu tốt, do đó ị giúp cho việc thanh phế nhiệt có hiệu quả. Ở vị i thuốc này ta cũng gặp mối quan hệ tác dụng tương đồng của hai tạng liên quan đến chức năng hô hấp, đó là phế và thận. Ngoài ra mã đề còn được dùng để lợi mật, lợi tiểu (hạt), chữa mụn nhọt, lở loét, quai bị (lá). Dịch ép tươi của bộ phận trên mặt đất dùng chữa loét dạ dày.

Liều dùng: Hạt 6 – 10g Lá 12-20g



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý

Công dụng trị bệnh của cây Mần tưới và Mạch môn

MẠCH MÔN

Ophiopogon japonicus Wall.

Họ Hành – Liliaceae

Đặc điểm thực vật

    Mạch môn là cây loại cỏ sống lâu năm, cao độ 50cm. Lá mọc từ gốc hẹp dài thành dải, đầu lá nhọn, phía cuống có bẹ. Rễ chùm, nhiều rễ phình ra quen gọi là củ. Hoa mầu xanh nhạt cuống hoa 3 – 5mm, tụ thành 1-3 hoa ở kẽ các lá bắc; hoa đính trên cán dài khoảng 20cm. Quả mọng, mầu tím đen nhạt. Mạch môn được trồng làm cảnh và làm thuốc ở hầu hết các địa phương trong nước ta, có nhiều ở Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình…

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix ophiopogoni

   Vào các tháng 7-8, đào lấy rễ ở những cây đã được 2-3 năm, rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ, phơi khô, hoặc đồ chín rồi phơi khô.

Thành phần hoá học

   Chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của mạch môn. Tuy nhiên người ta thấy trong mạch môn có đường glucose, chất nhầy,  - xitosterola.

Tác dụng sinh học

   Nước sắc mạch môn có tác dụng chỉ ho, nâng cao khả năng chịu đựng của chuột thí nghiệm trongđiều kiện thiếu dưỡng khí, ức chế liên cầu khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn thương hàn.

Công dụng

   Dùng mạch môn dể chữa các chứng ho, nhiều dờm khó long, ho lâu ngày, tân dịch khô háo, còn chữa ho do viêm phổi, ho gà, ho ra máu, khó thở. Ngoài ra có thể dùng làm thuốc bổ âm, chữa thiếu sữa, lợi tiểu, sốt khát nước, hoặc các trường hợp tân dịch hao tổn, sau ốm dậy. Gần đây mạch môn được dùng trị bệnh đau thắt mạch vành, mạch môn có trong phương thuốc kinh điển “Dưỡng tâm an thần”, mạch môn, đan sâm, ngũ vị tử để chữa các bệnh suy tâm huyết.

Liều lượng: 8 – 12g

Công dụng cây Mần tưới


***

MẦN TƯỚI

 Eupatorium staechadosmum Hance

 Họ Cúc – Asteraceae

Đặc điểm thực vật

   Mần tưới thuộc loại thân thảo sống nhiều năm có thể cao tới lm, thân và cành mảnh, nhiều cành nhẵn và có mầu tím, trên có rãnh chạy dọc. Lá mọc đối, mầu hơi tím, phiến lá hẹp, mép lá có răng cưa to, khi vò lá cho mùi thơm dịu. Cụm hoa hình đầu mầu hơi tím, mọc ở kẽ lá hay ở đầu cành thành xim hai ngả. Quả bé mầu đen nhạt 5 cạnh.

   Mần tươi được trồng ở nhiều địa phương lấy nguyên liệu làm rau thơm và dùng làm thuốc

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Eupatorii

   Có thể dùng tươi hoặc khô

Thành phần hoá học

   Ngô Vân Thu và tác giả xác định trong lá mần tưới có Coumarin, ngoài ra còn có tinh dầu.

Công dụng

  Mần tưới được dùng để chữa ho trừ đờm và chữa viêm khí quản mãn tính, chữa viêm phổi, viêm amidan. Ngoài ra còn dùng chữa sốt cao, các bệnh ung nhọt, rắn độc cắn, bệnh bạch hầu, say nắng, hoặc đau đớn do chấn thương.



Công dụng trị bệnh của cây một lá và cây mộc tặc

MỘC TẶC (Tiết cốt thảo)

Equisetum arvense L.

E. debile Roxb. Họ Mộc tặc – Equisetaceae

Đặc điểm thực vật

   Mộc tặc là loại cỏ sống nhiều năm. Thân rễ dài có đốt nằm sâu dưới đất. Mộc tặc có hai loại cành; cành hữu thụ có mầu nâu, không phân nhánh, ở đầu cành có nhiều vòng bào tử diệp, xếp xít lại trông như tháp bút. Cành bất thụ thường dài hơn có chia dóng, ở mỗi mấu có vòng lá hình sợi nho cành có thể phân nhiều nhánh và chính nhừng nhánh này cũng mọc vòng từ các mấu. Các dóng đều rỗng, xốp và chứa khí, do đó khi ta vuốt nhẹ các cành này phát ra tiếng nổ lép bép.

   Mộc tắc có mọc hoang ở nhiều nơi, thường ven các bờ sông hoặc bãi lầy ven suôi.

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Equiseti.

   Sau khi thu hái, phơi khô. Khi dùng cắt thành từng đoạn 3-5 cm.

Thành phần hoá học

   Trong mộc tặc có các hợp chất flavonoid như equisetrin, isoquexitrin, satragalin, kaemferol,… các chất saponin equisetonin và alcaloid palustrin, equisetin… Ngoài ra còn có hợp chất dimethylsulfon, methoxypyridin, acid aconitic, glycosid articulatin và isoarticulatin.

Công dụng

   Mộc tặc được dùng như ma hoàng để chữa ho hen, ho ra máu, tiểu tiện khó, và chính hai tác dụng này hỗ trợ cho nhau, giúp cho người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra còn được dùng để cầm máu trong các bệnh đường ruột, trĩ, lỵ ra máu, chảy máu cam, kinh nguyệt quá nhiều.

Liều dùng: 8 – 12g

Công dụng cây mộc tặc



***

MỘT LÁ(Thanh thiên quỳ)

Nervilis fordii (Hance) Schultze

Họ Lan – Orchidaceae

Đặc điểm thực vật

   Một lá là cây thuộc thảo, sống nhiều năm, chỉ cao độ 20 cm, thân ngắn, củ tròn, có một lá mọc lên từ củ. Lá hình tim tròn, có gân toả đều từ cuống lá, cuống lá dài 10cm, mầu tím hồng. Cụm hoa có cán dài, mọc thành chùm hay bông trắng.

   Quả hình thoi, có nhiều múi

  Cây một lá mọc hoang ở một số vùng rừng núi phía Bắc nưđc ta như Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn, Hà Giang…

Bộ phận dùng

   Toàn cây – Herba Nervilis

   Có thể thu hái toàn cây, hoặc chỉ thu hái lá. Sau khi thu hái, rửa sạch, phơi tới se, sau vò kỹ, hoặc sau khi đồ, phơi se rồi vò, tiếp tục phơi tới khô. Lá đã chế biến như vậy sẽ có mầu tro sẫm hay lục đen, mùi thơm.

Công dụng

   Một lá được dùng để làm thuốc chữa ho, đặc biệt ho lao. Ngoài ra còn làm thuốc giải độc nấm, chữa mụn nhọt, hoặc đắp vào nơi sưng đau hoặc làm thuốc bổ, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày 12 – 16g

   Chú ý: Một lá là cây thuốc quý có thể Xuất khẩu, cần chú ý nghiên cứu trồng trọt.

Liều dùng: 4 – 12g


Đọc thêm tại: