THIÊN MÔN ĐÔNG
Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr Họ Hành – Liliaceae
Đặc điểm thực vật
Thiên môn đông là loại dây leo. Thân mảnh mang nhiều cành 3 cạnh, dài nhọn, biến đổi trông giống lá. Lá rất nhỏ trông tựa vẩy. Rễ nhiều, mẫm, dần biến thành củ khi chín. Thiên môn được trồng và mọc hoang ởnhiều nơi trong nước ta. Người ta trồng làm cảnh cho leo quanh các núi non bộ hoặc trồng thành luống có giàn leo để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Bộ phận dùng
Rễ – Radix Asparagi; thường đào rễ vào tháng
10, cắt bỏ rễ con, phơi khô hoặc đồ chín phơi khô.
Trong thiên môn có chất nhầy, đường và asparagin, tinh bột.
Tác dụng sinh học
Thiên môn có tác dụng chỉ ho, lợi tiểu. Tác dụng lợi tiểu do asparagin.
Công dụng
Thiên môn đông dược dùng để chữa ho do phung (áp xe phổi) hoặc ho ra máu, ho lâu ngày khan, họng nóng rát, tân dịch hao tổn. Ngoai ra thiên môn còn được dùng trong trường hợp tâm huyết bất túc tim hồi hộp, loạn nhịp, đoản hơi, vô lực, có thể phôi hợp với liên tâm, liên nhục, sinh địa, thục địa, đằng tâm thảo, thảo quyết minh, bá tử nhân.
Liều dùng: 8 – 12g
***
THIÊN TRÚC HOÀNG Concrectio silicea Bambusae
Đặc điểm vị thuốc
Là những cục mầu trắng hoặc mầu vàng do dịch phân tiết ra trong cây nứa Bambusa sp. Họ Lúa – Poaceae, ngưng kết lại mà thành. Tuy nhiên tên những cây nứa cho vị thuốc cũng chưa thống nhất. Có tác giả xác định loài nứa Phyllotachys reticula hoặc Phyllotachys nigra cho thiên trúc hoàng. Các loài nứa cho thiên trúc hoàng đều có ồ Việt Nam.
Thành phần hoá học
Thành phần chủ yếu là các hợp chất vô cơ như kalihydroxyd, oxyd nhôm, oxyd sắt ba (Fe203) và calci carbonat…
Công dụng
Thiên trúc hoàng được sử dụng làm thuốc trừ ¿Ịờm bình suyễn; dùng khi phế nhiệt, đờm nhiều khó thở. Ngoài ra còn dùng để chữa kinh giật ở trẻ em hoặc khi sốt cao, thần trí hôn mê, cấm khẩu, có thể dùng 3 – 9g dưới dạng thucíc sắc hoặc 1 – 3g dưới dạng thuốc bột, thường phôi hợp với bột chu sa và ngưu hoàng
Liều dùng: 4 – 12g
Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong
dung cua qua tao, các cây
thuốc quý