Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Công dụng của Trúc Lịch và Viễn Chí

TRÚC LỊCH

(Succus Bambusae)

Là dịch chảy ra sau khi đem đốt nóng các ống tre tươi hoặc măng cành tre Bambusa Sp. Họ Lúa – Poaceae.

Trúc lịch có vị ngọt, lạnh và không độc

Công dụng

   Trúc lịch được dùng khi đờm nhiều, hoặc khi sốt cao đờm đặc bít lấy cổ họng không thở được, đặc biệt với trẻ em sốt cao. Khi khó thở do ho hen có thể phối hợp với nước gừng tươi mỗi thứ 5 – 10ml. Cũng có thể dùng khi trúng phong cấm khẩu, hoặc khi cơ thể sốt cao phiền nhiệt.

   Chú ý: Ngoài vị trúc lịch nói trên, có thể dùng lá của cây tre (Trúc diệp) dể chữa sốt, háo khát dẫn đến ho hen suyễn tức, khó thở, thổ huyết.

Liều dùng: 4 – 10g

*——————–*

VIỄN CHÍ

(Polygala sp)

   Viễn chí có rất nhiều loài. Viễn chí siberi (P. sibirica L.) Viễn chí lá nhỏ p. tenuifolia Willd, là những loài viễn chí được nhập vào nước ta. ớ nước ta viễn chí cũng có rất nhiều loài, có tới 7 loài, trong đó có cả p. sibirica thuộc họ Viễn chí – Polygalaceae

Đăc điểm thưc vât

   Viễn chí là loại thân cỏ, cây Nam viễn chí p. japónica chỉ cao độ 20cm, cành mang từ gốc, cành rất nhỏ hình sợi, có lông mịn phủ dầy. Lá đa dạng, phía dưới gốc hình bầu dục, lá phía trên hình dải, đầu nhọn có mép cuốn xuống phía dưới, cuống ngắn. Hoa mọc thành chùm gồm 2-3 hoa, mầu sắc cũng đa dạng, xanh nhạt ở phía dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang nhẵn, hình bầu dục.

   Viễn chí mọc ở nhiều nơi trong nước ta như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Ba Vì, Đà Lạt….

Bộ phận dùng

   Rễ – Radix polygalae

   Sau khi thu hái rễ, rửa sạch, phơi khô. Khi dùng cần bỏ lõi rồi chích với mật hoặc chích gừng.

Thành phần hoá học

   Thành phần chủ yếu là saponosid khoảng 1%

   Trong đó có tenuigenin A, B, tenuifolin senegin, prosenegenin, presenegenin, tenuidin va đường Polygalitol, chất nhựa.

Công dụng của Viễn Chí


Tác dụng sinh học

+ Viễn chí có tác dụng trừ đờm, trong đó thành phần senegin là chủ yếu. Senegin kích thích niêm mạc họng làm tăng tiết dịch.

+ Cao lỏng viễn chí làm tăng co bóp tử cung của động vật thí nghiệm dù chúng có thai hay không có thai kể cả tử cung cô lập và nguyên vẹn.

+ Phần vỏ của viễn chí có tác dụng làm tan máu, vỏ, lõi đều có tác dụng gây ngủ, ngoài ra còn có tác dụng chông co giật.

+ Dịch chiết bằng cồn của Viễn chí có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao, lỵ và thương hàn.

Công dụng

   Viễn chí được dùng để chữa ho có nhiều đờm, đờm đặc và khó thở. Viễn chí còn được dùng trong bệnh thần kinh suy nhược, chứng hay quên, mất ngủ, thần chí bất an, phôi hợp với hắc táo nhân, ngải tượng… Ngoài ra có thể dùng bệnh nhọt độc (hậu bối) nước uống, bã đắp có hiệu quả.

Liều dùng: 8 – 12g

   Kiêng dùng cho phụ nữ có thai.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: công dụng của táo, các loại cây thuốc nam