TRẮC BÁCH (Trắc bá)
Thuja orientalis L. (Biota orientalis (L.) Endl
Họ Hoàng đàn – Cupressaceae
Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ cao đến 8m, cành phân nhiều nhánh nhỏ, xếp theo mặt phẳng thẳng đứng. Lá mầu xanh, mọc đối, hình vẩy xếp lên nhau. Giữa nhánh non và nhánh già, lá có hình dạng khác nhau. Quả hình trứng có 6 – 8 vẩy xếp đối nhau. Hạt hình trứng, có vỏ cứng, mầu xám hoặc nâu xám, trong có nhân mềm, chứa dầu.
Trắc bách được trồng ở nhiều nơi trong nước ta để làm cảnh vì cây có hình dáng đẹp, đồng thời lấy nguyên liệu làm thuốc.
Bộ phận dùng
Lá, hạt – Folium et Semen thujae orientalis
Lá (trắc bách diệp) có thể dùng tươi, sao vàng hạ thổ, hoặc phơi khô. Khi dùng sao vàng hoặc sao cháy. Hạt đem xay, sàng lấy nhân (bá tử nhân). Khi dùng sao vàng.
Thành phần hoá học
Trong lá có tinh dầu, trong tinh dầu có 1-borneol, bornyl – acetat, a – thuyon, camphor sesquiterpen alcol, còn có các hợp chất flavonoid quercetin, myrircetin, hinokiflavon, amentoflavon. Trong nhân có dầu béo và saponosid. Trong hạt có saponosid, sterol.
Tác dụng sinh học
Trắc bách diệp có tác dụng co mạch tai thỏ (kể cả dạng sao vàng, sao đen), làm tăng tỷ lệ prothrombin trong máu sau khi đã dùng thuốc chống đông (coumarin), tăng co bóp tử cung. Hạt có tác dụng an thần.
Công dụng
Lá trắc bách diệp được dùng để chữa ho, đặc biệt ho ra máu, sốt kèm theo ho hoặc dùng để chữa máu cam, trĩ huyết, rong kinh, đa kinh, băng huyết… Ngoài ra còn dùng khi bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu. Bá tử nhân dùng trong các trường hợp tinh thần bất an, tâm hồi hộp kém ngủ, hoặc táo bón.
Liều dùng: 8 – 12g (lá) hoặc 4 – 12g (nhân hạt)
*—————-*
TỬ UYỂN
(Aster tataricus L.)
Họ Cúc – Asteraceae
Đặc điểm thực vật
Tử uyển còn là vị thuốc nhập từ Trung Quốc, hiện có lưu hành trên thị trường Việt Nam. Nó là loại cây thuộc cỏ. Thân mọc thẳng đứng có nhiều cành nhỏ, mang lông ngắn. Lá mọc vòng ở gốc, phía trên lá dài, hình mác, mọc so le, không cuống. Hoa mầu tím nhạt. Quả hơi dẹt có lông trắng. Ngoài vị tử uyển nói trên, ở Việt Nam dưới tên tử uyển, được xác định là Aster trinervus Roxb.
Bộ phận dùng
Toàn cây – Herba Asteris
Thành phần hoá học
Trong tử uyển Trung Quốc xác định có saponin asterasponin, có flavonoid quercetin, một hợp chất ceton là shionon.
Tác dụng sinh học
Nước sắc tử uyển có tác dụng trừ đờm (thử trên thỏ) chất saponin chiết từ tử uyển có tác dụng trừ đờm và có tác dụng phá huyết.
Công dụng
Tử uyển được dùng đe chừa ho, đờm nhiều vàbệnh viêm khí quản mạn tính, cấp tính đổu cho kếtquả. Thường phôi hợp với cát cánh, bán hạ, bách bộ. Ngoài ra còn dùng để chừa tiểu tiện bí dắt hoặc đái ra máu
Liều dùng: 8 – 12g