Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Trồng, thu hoạch và sơ chế Đương qui

Đương qui có tên có khoa học là Angelia (Umbelliperae).

Giới thiệu cây Đương qui

- Chỉ cao 30 – 35cm.

- Thân cây màu tím và có những rạch dọc thân

- Lá cây có mùi thơm đặc biệt trong cây thuốc nhưng nhìn lại hơi giống lá rau cần.

- Đương qui là cây thuốc quí hàng đầu trong các cây thuốc bổ huyết với công dụng chữa thiếu máu, suy nhược cơ thế.

Kỹ thuật trồng đương qui:

- Đất trồng đương qui phải được cày bừa kỳ, tơi xốp và có độ ẩm cao, thoát nước tốt.

- Đương qui thường được nhân giống ở vùng núi cao với khí hậu mát để đảm bảo phẩm chất của cây.

- Thời vụ gieo đương qui từ tháng 9 – 12. Sau khi gieo hạt 45 – 50 ngày thì đánh cây ra trồng. Có thể gieo hạt và trồng luôn không cần đánh cây đi chỗ khác. Cách này cho năng suất cao nhưng thời gian sinh trưởng kéo dài.

- Điều kiện đất cũng như kỳ thuật làm đất

- Chăm sóc cây:

+ Khi cây có lá thì bón thúc đạm với tỉ lệ lkg urê pha loãng với nước/lha. 20 – 25 ngày bón thúc phân 1 lẫn. Ngoài ra cần bón thêm ka li, lân và phân chuồng để cây phát triến tốt cả củ và lá.

+ Thường xuyên vun gốc để cây đứng vững và trừ bệnh ở cổ rễ cho cây.

sơ chế Đương qui


Phòng trừ sâu bệnh:

+ Dùng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh cho cây

+ Khi có nắng gắt hoặc mưa nhiều phải kịp thời xử lý để cây không bị thối củ hoặc bị hạn và chết héo.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế đương qui

- Thời vụ thu hoạch đương qui là tháng 6 – 7, khi lá bắt đẩu ngả vàng.

- Rửa sạch củ rồi xông diêm sinh ởnhiệt độ 35 – 40°c sau đó tiếp tục sấy hoặc phơi nắng để khô củ và bảo quản để dùng dần.

      Theo kinh nghiệm của những người trồng đương qui lâu năm thì có thể sơ chế củ đương qui bằng cách: đào đương qui về không rửa mà chỉ rũ cho sạch đất cát rồi phủ lá đậy bao tải hoặc ny lông ủ 2 ngày đêm. Sau đó lấy ra rửa sạch, phơi nắng sấy nhẹ khoảng 70%(cho gần khô) thì xông diêm sinh và sấy cho khô hẳn.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta

Kĩ thuật trồng và thu hoạch cây Địa Liền

Địa liền thuộc họ gừng (Zingi beraceae) và có tên khoa học là Kacpleria galang.

Giới thiệu chung:

- Địa liền là cây nhỏ sống lâu năm.

- Lá cây mọc sát mặt đất cà có hình trứng.

- Cuống lá là một ống ngăn, những lá ở giữa cây không có cuống.

- Rễ trong địa liền là một củ nhỏ.

- Hoa mọc vào tháng 8-9.

- Địa liền thường mọc hoang. Công dụng trong địa liền là chữa bệnh không tiêu, tê thấp tê phù, đau răng…

thu hoạch cây Địa Liền


Kỹ thuật trổng địa liền:

- Thời vụ địa liền là tháng 2 – 3 hàng năm.

- Đất thích hợp với địa liền là đất đồi, cát pha trong đất rừng mối khai phá đất trồng cây phải càv bừa kỳ và làm cỏ. Đánh luống cao 15 – 20cm rộng 90 – l00 cm. Đào trên mặt luống những hốc với khoảng cách hốc X hốc là 30 X 25cm.

Nhân giống:

     Dùng những củ nhỏ, mập đế làm giống. Những củ để rửa, để nguyên chất và được để ở những nơi khô ráo, mát mẻ. Khi sang xuân thì bóc tách củ ra trồng.

     Bón phân vào hốc rồi đặt những mầm cây, phủ nhẹ đất và rơm mỏng lên trên mầm, sau 1 tuần có thể thấy những hốc bị chết để trồng thêm mầm mới.

Chăm sóc:

- Sau khi trồng 30 – 40 ngày thì xáo xới và vun cỏ vào gốc để cây phát triển tốt. Bón phân đạm pha loãng hoặc phân chuồng mục đề cây làm củ. Mùa hè có thể che bớt luống cho cây khỏi nắng.

Thu hoạch và sơ chế địa liền:

- Thu hoạch địa liền khi lá bắt đầu ngả sang vàng, nếu trồng địa liền 2 năm thì sẽ thu hoạch được được những củ có chất lượng tốt.

- Sau khi đào phải rửa củ nhẹ nhàng để tránh xây xưóc. Thái củ thành những lát mỏng dày 2 – 3mm và rộng 1 – 2cm xông diêm sinh cho củ mềm. Để những lát củ chuyển thành nhưng màu đen cần phải phơi củ ngay sau khi xông diêm sinh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý

Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dâu tằm

Cây dâu thuộc họ dâu tằm và có tên khoa học là Morus alka L.

Giới thiệu chung

- Dâu thuộc loại thân gỗ và có thể cao tới hàng chục mét.

- Toàn bộ thân cây gồm lá, cành, quả, rễ đều được làm thuốc. Cây tầm gửi sống nhờ trên cây dâu cùng là 1 vị thuốc qúy.

Kĩ thuật trồng dâu:

- Thời vụ: Dâu được trồng khi thời tiết bắt đầu có mưa giông tức là vào khoảng tháng 10-11 hàng năm.

- Nhân giống dâu bằng cách lấy những đoạn cây tươi của thân dâu bánh tẻ (gọi là hom) có nhiều mắt mầm và chặt hom thành từng đoạn 17 – 20cm.

- Dâu ưa đất phù sa, đất cát màu mỡ với độ ẩm cao và thoát nước tốt.

Có 2 cách trồng dâu là trồng dâu đất bãi và trồng dâu làm hàng rào.

thu hoạch dâu tằm


+ Trồng dâu đất bãi:

     Trước khi trồng dâu phải cày xới đất kỹ. Rạch trên ruộng thành những hàng sâu 30 – 40cm, mỗi hàng cách nhau 100 – 120cm. Bón phản chuồng vào các rạch rồi phủ đất lên trên phân. Cấy những hom dâu vào rạch theo hướng nằm ngang sao cho đầu của dâu hơi cao lên 1 chút. Cuối cùng lấp đất lên hom, tưới nước và phủ rơm rác để giữ ẩm cho cây.

+ Trồng dâu hàng rào:

     Chặt hom dài 35 – 40cm, mỗi mét chiểu dài cắm 8-10 hom vói phần gối xuống dưới đất. Sau 15 – 20 ngày khi hom nảy chồi và sinh trưởng thì có thể trồng bù những hom khác vào chỗ những hom bị chết. Khi cây cao 20 – 25cm thì tỉa bớt cây, chỉ để lại 2 – 3 cây mập và khoẻ.

- Chăm sóc cây: Bón phân đạm pha loãng, làm cỏ và xáo xới vun gốc cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Có thể dùng thuốc hoá học để diệt trừ sâu bệnh nhưng không dược phun thuốc lên mặt lá để tránh làm giảm chất lượng của lá. Để trừ bệnh hại cho cây, cần chọn và xử lý giống từ khi làm hom.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế

+ Lá cây thường được thu hoạch vào những ngày có nắng ẩm. Chỉ nên hái lá có bánh tẻ, có màu xanh thẫm. Phơi lá trong bóng dâm hoặc sấy nhẹ để lá giữ nguyên màu xanh.

+ Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) tang bạch bì có thể thu hoạch quanh năm. Rễ phải rửa sạch, cạo bỏ to cắt bỏ rễ phụ. Lấy vỏ rễ phơi hoặc sấy cho khô.

+ Qủa dâu chín (tang thầm): thu hoạch khi quả chín thâm và ủ thêm khi quả đen thẫm. Quả dâu có thể sấy khô hoặc để dùng tươi và ngâm làm nước giải khát

+ Tầm gửi sống trên cây dâu (tang ký sinh): Thu hoạch toàn bộ và phơi khô hoặc sấy, cắt tang bạch bì thành từng đoạn nhỏ để dùng

+ Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu diêu): thu hoạch cả tổ.

+ Có thể bắt sâu đục thân hoặc cây dâu phơi khô, ngâm rượu uống cũng rất tốt.



Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Kĩ thuật trồng, thu hoạch và sơ chế cây bạc hà, bồ công anh và cúc vàng

Cây bạc hà

Bạc hà thuốc họ Hoa môi (Labiatae) và có tên khoa học là Mentha Sp.

Giới thiệu chung

- Bạc hà là loài cây nhỏ, sống lâu năm. Bạc hà phát triển vào mùa xuân còn mùa đông thì lụi dần.

- Bạc hà thường được trồng để làm thuốc chữa cảm sốt đau bụng… và dùng chưng cất tinh dầu bạc hà đê xuất khẩu.

- Thân cây mỏng, có màu xanh hoặc xanh tím. Lá cây có hình trứng. Hoa bạc hà thường mọc ở ngọn hoặc ở kẽ lá.

- 40g/ ngày hoặc sao vàng rồi sắc uống ngày 15 – 20g. Có thể giã nát lá tươi để đắp lá tươi bên ngoài mụn nhọt.

Cây bồ công anh

Kỹ thuật trồng

- Bồ công anh thường phát tán bằng hạt và nhờ gió nên cây mọc hoang rất nhiều.

- Vào tháng 1 – 2 khi cây còn nhỏ có thể đánh cây và trồng cây ở những luống thấp. Sau 2 – 3 tháng có thể thu hoạch.

- Bồ công anh không chịu được ngập úng nhưng là loại cây dễ tính. Nếu được làm cỏ và bón phân thì năng suất sẽ đạt rất cao.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế bồ công anh

- Thu hoạch khi cây phát triển đầy đủ lá tức là lúc cây vừa chốm có hoa.

- Nếu thu hoạch lá làm nhiều lần thì phải hái từ dưới lên trên cho tới khi hết lá.

- Sấy lá ở nhiệt độ 35 – 40°c hoặc phơi nắng rồi bảo quản lá ở nơi khô ráo.

sơ chế cây bạc hà


Hoa cúc vàng

Cúc hoa vàng còn có tên gọi khác là kim cúc, hoàng cúc hoặc cam cúc. Tên khoa học của cây là Chryanthen num inđicum L và thuộc họ cúc (arteraceae).

Giới thiệu chung

Cây mọc thẳng đứng, cao 40 – 50cm, có khi cây bò dài trên mật đất

Lả cúc có 3 cạnh tròn.

Hoa cúc có đường kính 1 – l,5cm và có màu vàng.

Hoa cúc chữa đinh nhọt, cao huyết áp… Hoa cúc ngâm rượu hoặc ướp chè dùng hàng ngày rất tốt.

Kỹ thuật trồng cây

- Thời vụ của hoa: Thời vụ thu hoạch hoa cúc tập trung trong tháng 3 – 4 hàng năm, còn thời vụ gieo trồng hoa cúc là các tháng trong năm.

- Cúc ưa với nhiệt độ vừa phải với đất phù sa, đất cát pha nước, độ ẩm vừa phải nhiệt độ tốt nhất để cây sinh trưởng là 15 – 30 độ.

- Đánh luống rộng 25 – 30cm, cao 30 – 35cm. Đất ở luống trồng phải được cày bừa kỹ.

- Nhân giống cúc: Cúc là cây thân mầm nên có thể được nhân giống theo 2 cách.

     Cây hoa cúc sau khi thu hoạch hoa (tháng 1 – 2) thì cắt hết thân cây tới sát mặt đất, khi cây phát triển cắt thêm 1 lần nữa vào tháng 3-4. Khi cây cao khoảng 10 – 15cm(tháng 5 – 6) thì đào cây lên lấy mầm đê trồng.

     Đặt cành cây xuống đất và phủ đất lên trên đê tạo rễ ở những mặt cây, cắt những phần mắt cây có rễ ra trồng.

     Sau khi chuẩn bị luống trồng cây, bỏ trên mặt luống thành những hàng hốc, mỗi hốc cách nhau 30 – 35cm. Trồng 4 – 6 cây mầm vào một hốc rồi lấp đất vào hốc và tưới nước cho cây.

- Cách tạo nhiều hoa và điều khiển cho hoa nở rộ.

+ Sau khi trồng khoảng 2 tháng thì chọn những cây già để cắt bớt, cắt hết thân cây dưới sát mặt đất để cây mọc thêm mầm, sau này ra nhiều hoa.

+ Sau khi trồng 40 – 45 ngày bấm ngọn cây lần thứ nhất. Sau 20 – 25 ngày bấm ngọn cây lần thứ 2.

+ Dùng giàn che luống hoa có thể giúp hoa nở rộ.

- Chăm sóc cây:

+ Cần tưới nước bón thúc phân đạm, phân hữu cơ cho cây để thu được nhiều hoa.

+ Bắt sâu và dùng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh cho cây.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế

- Bắt đầu thu hoạch khi cây ra hoa, l năm có thề thu 3 – 4 lứa hoa rải rác hàng tháng.

- Khi thu hoạch về cần sấy hoa với diêm sinh.

Cách sấy hoa.

     Quây hoa bằng cót ép rồi sấy hoa với diêm sinh theo tỉ lệ 100kg hoa với 200 – 300 diêm sinh. Cho diêm sinh vào chậu hơi than để sấv hoa. Sau khi xông hơi phải che kín cót đế hơi diêm sinh không lọt ra ngoài. Xông hoa trong 2 – 3 giờ, sau dó ép hoa 1 đêm cho chảy hết nước đen. Cuối cùng phơi hoa ép trong nắng nhẹ 4 – 5 ngày để hoa khô, 5kg hoa tươi sẽ cho lkg hoa khô.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: công dụng của táo, các loại cây thuốc nam

Nguyên tắc khi thu hoạch và phơi sấy cây thuốc

Nguyên tắc chung của việc thu hoạch cây thuốc.

+ Những bộ phận trên mặt đất nên thu hoạch vào lúc 8-9 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều vì đây là lúc thời tiết khô ráo và sương đã tan hết.

+ Những bộ phận dưới mặt đất nên thu hái vào lúc trời ẩm ướt để dễ đào.

Các bộ phận được thu hoạch.

- Lá cây: Non thu hái lá cây khi cây mói ra hoa vì đây là thời điểm toàn thân cây chứa nhiều hoạt chất nhất. Nếu là cây mọc 3 năm thì nên thu hoạch vào năm thứ 2. Thường thu hoạch lá bằng tay.

- Hoa: Thu hoạch lúc hoa chúm chím nở. Không xếp hoa đè lên nhau để tránh dập nát.

- Phần trên mặt đất: hái vào lúc bắt đầu ra hoa.

- Quả: có 2 loại quả là quả mọng và quả khô:

+ Quả mọng phải hái ngay lúc quả mới chín. Nên hái quả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Khi thu hoạch phải nhẹ tay, cẩn thận để quả không bị dập nát.

+ Quả khô nên hái lúc quả chưa khô hẳn vì có những loại quả khi khô hẳn vỏ ngoài sẽ tách ra làm mất hạt ở trong.

- Rễ và thân rễ: Thu hoạch vào lúc cuối thu sang đông hoặc đầu mùa xuân vì lúc này cây tập trung nhiều chất do chưa đâm chồi nảy lộc.

- Hạt: Hạt phải được hái lúc mới khô để đảm bảo chất lượng

- Vỏ cây: Thu hoạch vào vụ xuân hè vì đây là thời điểm hoạt động mạnh của nhựa cây.

Những yếu tố làm ảnh hưởng tới việc phơi sấy.

- Tính chất của dược liệu: Những dược liệu thường khác nhau về lượng nước, lượng hoạt chất trong lá, rễ, củ… vì vậy phải có cách phơi sấy cụ thể cho phù hợp với từng loại.

- Độ ẩm của không khí: Tốt nhất là nên phơi sấy cây thuốc trong điều kiện nắng ráo vừa phải, không khí hanh quá nhưng cũng không ẩm ướt quá.

- Nhiệt độ tự nhiên: nhiệt độ phơi sấy tốt nhất là. < 60°C. Không nên dùng nhiệt độ quá cao để sấy khi dược liệu còn tươi vì như vậy bên trong dược liệu chưa kịp khô để lâu sẽ gây mốc, thối.

thu hoạch cây thuốc chữa bệnh


Các phương pháp phơi sấy cây thuốc.

- Phương pháp phơi nắng là phương pháp phổ biên nhất hiện nay vì nó vừa rẻ tiền, vừa áp dụng được với một số lượng cây lớn. Cách này thường dùng cho những cây lấy rễ hoặc lấy thân.

- Phương pháp bốc hơi: Đây là phương pháp áp dụng với những loại cây chỉ cần nhờ nhiệt độ và sự thoáng khí đế bốc hơi và khô dần như cây bạc hà, hương nhu, ngải cứu…

- Phương pháp lò sấy: phương pháp này dùng trong trường hợp sau khi thu hoạch gặp phải thời tiết ẩm hoặc trời mưa.

      Độ ẩm của khí, nhiệt độ, thời tiết, nấm mối và sâu bọ là những yếu tố gây ảnh hương xấu tới việc bảo quản cây thuốc. Để khắc phục những hiện tượng trên, bà con nông dân có thế áp dụng những cách sau:

- Với độ ẩm không khí cao: cần phơi sấy dược liệu khô kỹ để đảm bảo thuỷ phần từ 12 — 15%. Kho tàng phải thường xuyên được dọn dẹp và thông gió.

- Nếu nhiệt độ quá nóng làm cây dễ bị bay hơi. Để tránh tình trạng này ta không nên vận chuyển dược liệu vào những lúc nắng nóng và phải có kế hoạch định kỳ đảo dược liệu khô cho dược liệu được thoáng mát.

- Với nấm mối: Phải thường xuyên kiếm tra dược liệu, bao bì cùng phải giặt giũ phơi sấy kỹ để diệt bào tử nấm mối. Có thể phun phèn chua để diệt nấm mối. Ngoài ra cần phải đề phòng chuột, bọ, sâu phá hoại cây thuốc.


Đọc thêm tại:

Điều kiện cần chú ý khi trồng cây thuốc

Khí hậu:

     Để cây thuốc phát triển tốt cần có đủ 3 yếu tố:

- Ánh sáng:

     Đây là một điều kiện rất quan trọng vì ánh sáng giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra và tạo ra chất hữu cơ để nuôi cây. Cây thuốc cũng cần ánh sáng nhưng không cần nhiều bằng những loại cây khác, vì vậy vào mùa hè có nhiều năng cần phải che bớt cho cây.

Nhỉêt độ của đất:

     Cây thuôc ưa nhiệt mát, ôn đới nên các cây thuốc thường được gieo vào vụ đông xuân. Mùa hè, nhiệt độ không khí cao làm cho nhiệt độ của đất tăng lên không nên gieo trồng cây vào mùa hè.

Lượng mưa:

     Lượng mưa cần thiết cho câv thuốc phát triển là 2000 mm/năm. Nếu lượng mưa quá cao sẽ làm cho sâu phát sinh, cây bị thối rữa còn lượng mưa quả ít sẽ làm quá trình nẩy mầm và phát triển của cây bị ảnh hưởng.

Thời vụ gieo trồng:

     Cần chọn thời vụ vào thời điểm thời tiết mát mẻ, đất ẩm.

Cây giống:

     Hiện nay có 2 cách nhân giống cây thuốc là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.

     Nhản giống hữu tính: thường dùng hạt để giao thụ cây con. Cách này có thể đượcáp dụng với những cây như ích mẫu, huyền sâm, ngưu tất… Cách này có ưu điểm là chỉ cần trồng 1 năm như cây giống cũng có đủ hạt giống cho ca vụ sau.

     Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý:

+ Hạt của vụ trước phải gieo ngay vào vụ sau để đảm bảo chất lượng và tỉ lệ nảy mầm của hạt.

+ Không nên phơi hạt giống dưới ánh nắng gắt mà chỉ phơi hạt dưới ánh nắng yếu để hạt khô dần. Nếu phơi hạt ở nơi nắng gắt sẽ làm chêt mầm trong hạt do nhiệt độ quá cao.

- Nhân giống vô tính: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng thân ngầm, cành, củ, rễ của toàn thân cây thuốc để nhân giống. Cách này cho kết quả nhanh và có thời gian thu hoạch sớm nhưng nếu đất đai không phù hợp, chăm sóc không tốt thì giống sẽ bị thoái hoá. Khi nhân giống vô tính tốt nhất là cần có thời kỳ phục tráng giống để giữ được phẩm chất tốt cho cây.

Đất đai:

     Đất trồng cây tốt. nhất là đất tơi, xốp và cỏ nhiều mùn – đặc biệt là đất phù sa.

Phân bón:

     Ruộng trồng thuốc cần khoảng 10 – 20 tấn phân chuồng/lha. Ngoài ra tuỳ từng giống cây có thể bón thêm phân vô cơ cho thích hợp.

Xới xáo, làm cổ cho cây


Xới xáo, làm cổ cho cây

     Cần thường xuyên xới xáo và làm cỏ để cây chóng lớn. Tuy nhiên không nên xới sâu quá vì như vậv sè làm ảnh hương đến rễ của cây.

     Vun gốc: Vun gốc giúp cho cây vững vàng, không bị long gốc hoặc nghiêng ngả khi có gió. Khi vun gốc cho cây cần lưu ý:

+ Với những cây cho củ như huyền sâm, ngưu tất… phải vun cắn thận để tránh làm xây xước đến củ.

+ Những cây lấy lá, hoa, quả… cần xới sâu để rề cắm chặt xuống đất và vun gốc cho cây mọc vùng.

+ Khi tán cây phú kín mặt luống thì không vun gốc và xáo xối.

Tỉa cây, giặm cây:

     Trong một vụ chỉ tỉa hoặc giặm cây 2-3 lần, trong đó tỉa cây thường áp dụng cho những cây gieo hạt còn giặm cây dùng với những cây trồng bằng cành, thân, củ…

Bón thúc cho cây:

     Thích hợp nhất cho các loại thuốc là phân chuồng vì trong phân có đủ các thành phẩn chất bổ cho câv. Khi bón cẩn pha loãng phân với nước. Với phân vô cơ thì bón thúc cho cây như sau:

+ Cây lấy cành, lá nên bón phân đạm.

+ Cây lấy rề, củ lá nên bón ka li loảng.

+ Cây dùng làm giống nên bón phân lân.

Tươi tiêu nước:

     Ruộng trồng cây thuốc phải có hệ thống tưới tiêu nước tốt và chủ dộng. Tốt nhất là nên đánh luông trồng cây cho cao, tơi xốp. Những cây đang trong giai đoạn ươm cần lượng nước cao hơn những cây khác, vì vậy tưới cây ngày một lần vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để giữ ẩm cho cây. Đối với cây cho củ thì phương pháp giừ ẩm là cho nước ngập 2/3 luống sau đó tháo hết nước.

Bấm hoa tỉa cành: cách này thường áp dụng với những cây cho củ để tập trung nhiều chất dinh dưỡng nuôi củ.

Phòng trừ sâu bệnh:

     Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gồm: làm đất kĩ, xử lý giống bằng nước nóng có thể loại trừ nấm bệnh, dùng thuốc hoá học. Khi dùng thuốc hoá học phải lưu ý tới tác dụng của thuốc đối với cây.

     Lưu ý chung khi thu hoạch cây thuốc là phải thu hoạch đúng mùa và đúng tuổi của cây. Thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều làm ảnh hưởng đến chất lượng của cây. Ví dụ:

+ Cây sâm đại hành khi đang phát triến lá mà lấy củ thì còn sẽ non và kém phẩm chất.

+ Cầy ích mẫu nếu nở hết hoa mới thu hoạch thì chất lượng chữa bệnh của cây chỉ còn 50%.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta

Đơn thuốc chữa ho hen hiệu quả

Kim thuỷ lục quân tiễn

Bán hạ                          8g       Thục địa     12g

Trần bì                          l0g      Đương quy  12g

Phục linh                       l0g

Cam thảo                      l0g

Công dụng: Dùng cho những trường hợp ho lâu ngày, thận bất cố, thận hư không chủ nạp khí, khóthở, đờm nhiều suyễn tức.

Lá đại bị (đại bi băng phiến)   200gtươi

Lá chanh tươi                50g

Rễ cà gai leo (cà            vạnh,  cà quánh)   l00g

Thuỷ xương bồ (thân rễ) l00g

Rễ sả (củ sả)                  l00g

Trần bì                          50g

Sắc, chế thêm đường để có dạng sirô Ngày uống 40ml chia 2 lần Công dụng: Trị ho đờm, khó thở

Ma hoàng gia cát cánh thang

Ma hoàng                     12g

Cát cánh                       l0g

Quế chi                          8g

Cam thảo                      8g

Hạnh nhân                    l0g

    Sắc uống ngày 1 thang

    Công dụng: Dùng trị ho đờm do cảm mạo phong hàn, khó thở

Kim thuỷ lục quân tiễn


Ma hoàng phụ tử, tế tân thang

Ma hoàng                     12g

Phụ tử (chế)                   6g

Tế tân                            4g

Sắc uống ngày 1 thang

    Công dụng: Dùng trị hen do hàn; thận dương hư người lạnh, chân tay lạnh

    Chú ý:

+ Không dùng phương này cho trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai.

+ Phụ tử chế bao gồm hắc phụ hoặc bạch phụ

Tô diệp                          6g

Sinh khương                  6g

Hạnh nhân                    6g

Trần bì                          6g

    Sắc uống ngày 1 thang.

    Công dụng: Trị ho do cảm hàn, hoặc ho đờm hàn

Tô tử (quả tía tô)           8g


Lai phục tử                    8g

    Có thể sắc hoặc làm dưới dạng chè nhúng, hoặc sao vàng, tán bột để uống ngày 1 thang.

    Công dụng: Trị ho đờm, khó thở, đặc biệt ho của Ị người cao tuổi, hoặc ho mà hơi thở kém. Ngày 1 thang

Quế chi gia hoàng kỳ thang

Hoàng kỳ8g
Đảng sâm16g
Quế chi8g
Bạch thược8g
Ngũ vị tử12g
Sinh khương4 g

     Sắc uống ngày 1 thang

    Công dụng: Dùng trong các trường hợp phế hư, ho hen lâu ngày mà chân khí suy giảm, đoản khí tự hãn, cơ thể mệt mỏi, ớn lạnh, dễ bị cảm mạo phong hàn, làm cho bệnh hen suyễn dễ tái phát. Phương thuốc này thiên về bổ khí liễm hãn, thường được sử dụng sau những đợt hen đã giảm hoặc dùng kèm với các phương trị hen suyễn khác khi đang bị hen suyễn.

Tam vật thang

Ma hoàng                     12g

Hạnh nhân                    l0g

Cam thảo                      l0g

    Sắc uống ngày 1 thang.

    Công dụng: Dùng cho chứng ho đờm, đặc biệt khi phong hàn phạm phế gây ho nhiều, suyễn tức khó thở. 



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý

Đơn thuốc trị ho với Giới Bạch, Quế chi thang, Nhị trần thang

Chỉ thực giới bạch, quế chi thang

Chỉ thực              12g

Hậu phác            16g

Quế chi                l0g

Qua lâu                8g

Sắc uống lúc ấm ngày 1 thang

Công dụng: Dùng khi đờm nhiều, khí suyễn, ngực đầy trướng

Tô tử                             15g

Bán hạ                          15g

Trần bì                          10g

Cam thảo                      l0g

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Dùng trị viêm phế quản mạn tính, nhiều đờm hen suyễn.

Tam tử thang

Tô tử                             3g

Bạch giới tử                   10g

Lai phục tử                    l0g

Sắc uống hoặc làm bột để uống

Công dụng: Dùng trị ho nhiều đờm, ho hàn, ho lâu ngày ho của người cao tuổi, viêm phế quản, khó thở, do thận hư nạp khí kém.

Tạo giác                        4g

Quế chi                          4g

Cam thảo                      8g

Sinh khương                  4g

Sắc uống

Công dụng: Thuốc trị ho trừ đờm, đặc biệt ho do lạnh.



Nhị trần thang

Bán hạ (chế)                  12g

Trần bì                          10g

Phục linh                       10g

Cam thảo                        8g

Sắc uống hoặc làm siro để uống ngày 1 thang

Công dụng: Dùng trong các chứng ho, nhiều đờm (đờm hàn), ho lâu ngày, hoặc vị khí nghịch gây nôn lợm…

Bán hạ bạch truật thiên ma thang

Bán hạ chế 12 g

Trần bì      10 g

Phục kinh  10 g

Cam thảo   5g

Bạch truật  10 g

Thiên ma   10g

Sắc uống ngày 1 thang.

Công dụng: Dùng trong trường hợp tỳ hư đờm thấp trệ, dẫn đến ho nhiều đờm, tiết ta bụng trướng, đau đầu, chóng mặt.

Nhị trần thang gia gỉam

Bán hạ    8g        Hạnh nhân        12g

Trần bì    l0g       Thương truật     8g

Đẳng sâm 16g     Tử uyển               8g

Phục linh    l0g     Bạch truật         12 g

Cam thảo    8g      Cam thảo   10g

Bạch tiền     8 g            

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Ho đờm nhiều, sườn ngực đầy trướng người mệt mỏi, khó thở

Bán hạ chế                    20g    Phèn Phi     20g

Nam tinh chế                 20g    Hạnh nhân 4g

Tạo giác                        20g    Ba đậu sương       4g

Công dụng: Làm viên hoàn ngày uống l0g, chia 2 lần. Trị chứng nhiều đờm, đờm khó long, ho nhiều

Bán hạ chế                    8g      Cam thảo dây8g

Trần bì                           10g     Gừng tươi   4g

Vỏ vối (sao vàng)         10g       Hạt cải bẹ   10g

Sắc uống ngày 1 thang.

Công dụng: Trị chứng đàm thấp, nhiều đờm gây ho, đặc biệt ho về mùa lạnh, buổi sáng ho nhiều ngực đầy tức, rêu lưỡi trắng dính

Tô tử     12g

Dâm dương hoắc (chích mỡ dê)        20g

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Trị hen suyễn, dùng tốt trong các trường hợp thận dương hư, nạp khí kém, gây đoản hơi, khó thở



Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Đơn thuốc trị hen từ Ma Hoàng, Phục Linh, Cam Thảo

Ma hoàng định suyễn thang 2

Ma hoàng   12g    Khoản đông hoa 4g

Hậu phác    8g      Tô tử 4g

Tang bạch bì12g Hạnh nhân 4g

Bán hạ        l0g     Cam thảo    10g

Hoàng cầm l0g


Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Trị hen suyễn, ho nhiều, đờm nhiều khó thở

Chú ý: Khoản đông hoa chích mật ong.

Nếu dùng cho trẻ nhỏ thì bỏ hạnh nhân. Tô tử, hạnh nhân sắc sau, khi thuốc gần được mới bỏ 2 vị này vào.

Trần bì20g

Hạnh nhân 20g

Đại giả thanh20g

Cam thảo20g

Dùng dưới dạng bột, lần 8g ngày 2-3 lần Công dụng: Dùng trị ho nhiều đờm khó thở.

Phục linh, Hạnh nhân, cam thảo thang

Bạch phụ linh       120g

Hạnh nhân 20g

Cam thảo    40g

Sắc uống lúc còn ấm, ngày uống 3 lần

Công dụng: Trục đờm ẩm, hạ khí, lợi phế khí. dùng khi ho nhiều đờm, khó thở

Đơn thuốc từ Ma hoàng


Quất chỉ khương thang

Quất bì40g

Chỉ thực 12 g

Sinh khương  20g

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Dùng khi nhiều đờm, lạnh khí phế thượng nghịch khó thở, đoản hơi

Quế chi sinhkhương chỉ thực thang

Quế chi       12g

Sinh khương         12g

Chỉ thực      8g

Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng: Dùng cho trường hợp nhiều đờm

Bán hạ (chế)         4g

Trần bì        4g

Bạch giới tử          4g

Nghiền thành bột, bọc vào vải xô sạch. Cùng nấu với phổi lợn. Lấy ra ăn phổi lợn và nước canh.


Đọc thêm tại:

Công dụng của Xạ Can và Xuyên Tâm Liên

XẠ CAN (Rẻ quạt)

(Belamcanda sinensis (L.) DC.)

Họ Lay ơn – Iridaceae

Đăc điểm thực vật

   Xạ can là loại thân thảo, sống nhiều năm. Thân rễ mọc bò lan, thân có lá mọc thẳng đứng. Lá hình mác, đầu lá nhọn, hơi có bẹ, lá dàiđến 40cm, mặt lá trơn – bóng, đầu lá nhọn, mầuxanh đến xanh nhạt, nhấm có vị cay tê. Cụm hoadài bằng lá, hoa có cuông, cánh hoa mầu vàng hay cam đỏ, có điểm những đốm tía. Quả nang, hình trứng, trong chứa các hạt hình cầu, đen bóng.

   Xạ can mọc hoang hoặc được trồng để làm cảnh và lấy nguyên liệu làm thuốc ở nhiều nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng

   Lá và thân rễ – Folium et Rhizoma Belamcandae

   Lá có thể dùng tươi. Thân rễ có thể dùng tươi, hoặc đào về, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, thái vát phơi khô. Khi dùng sao vàng.

Thành phần hoá học

   Xạ can chủ yếu là thành phần flavonoid; trong dó có tectoridin, tectorigenin, belamcandin, iridin, iristectorigenin, shekanin, dichotomitin, irisfloretin, irigenin, các thành phần khác belamcandal belamcandol A…

Công dụng

   Xạ can có thể dùng lá ngậm khi viêm họng, họng đau rát, ho (không nên ngậm nhiều vào lúc đói sẽ bị kích ứng). Dùng thân rễ dưới dạng sắc để trị ho nhiều đờm hoặc khó thở; hoặc đờm đặc khó long ra làm co thắt khí quản. Ngoài ra còn dùng chữa ung độc, mụn nhọt (nhọt vú); có thể uống hoặc giã tươi đắp. Còn dùng để chữa kinh bế, hoặc đại tiểu tiện bí kết.

Liều dùng: 8 – 12g

Công dụng của Xạ Can


*—————-*

XUYÊN TÂM LIÊN (Công cộng)

Androgaphis paniculata (Burum. f.) Nees

Họ Ô rô – Acanthaceae

Đăc điểm thưc vật

   Xuyên tâm liên là cây thuộc thảo, thân mọc thẳng đứng, nhiều cành nhỏ, mầu xanh, cao tới lm. Lá mọc đối hình mác, đầu nhọn, mặt lá nhẵn; nhấm rất đắng. Hoa nhỏ mầu trắng, có chấm hồng, mọc thành chùm ở nách lá, hay đầu cành. Quả dài, nhẵn. Hạt hình trụ, thuôn dài.

   Xuyên tâm liên được trồng ở nhiều nơi trong nước ra để lấy nguyên liệu làm thuốc.

Công dụng

   Bộ phận trên mặt đât – Herba Andrographitis

   Cắt các cành non mang lá, đôi khi có cả hoa; chặt nhỏ đoạn 3 – 5cm, phơi khô.

Thành phần hoá học

   Trong xuyên tâm liên có andrographiolid là một trihydroxylacton, neoandrographiolid, tanin.

Công dụng

   Xuyên tâm liên được dùng để chữa viêm họng, viêm amydan sưng đau gây ho đờm, ho gà, ho lao, viêm phế quản mạn tính, khó thở, còn dùng chữa viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng, lỵ, viêm gan virus, dùng ngoài chữa mụn nhọt, sang lở, mẩn ngứa, rắn độc cắn. Có thể uống trong dưới dạng sắc, bột hoặc làm viên nén hoặc dùng ngoài dưới dạng nước sắc để ngâm rửa hoặc thuôc đắp.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tac dung cua tao, những cây thuốc và vị thuốc việt nam