Slide Title 1

Aenean quis facilisis massa. Cras justo odio, scelerisque nec dignissim quis, cursus a odio. Duis ut dui vel purus aliquet tristique.

Slide Title 2

Morbi quis tellus eu turpis lacinia pharetra non eget lectus. Vestibulum ante ipsum primis in faucibus orci luctus et ultrices posuere cubilia Curae; Donec.

Slide Title 3

In ornare lacus sit amet est aliquet ac tincidunt tellus semper. Pellentesque habitant morbi tristique senectus et netus et malesuada fames ac turpis egestas.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Trồng, thu hoạch và sơ chế Đương qui

Đương qui có tên có khoa học là Angelia (Umbelliperae).

Giới thiệu cây Đương qui

- Chỉ cao 30 – 35cm.

- Thân cây màu tím và có những rạch dọc thân

- Lá cây có mùi thơm đặc biệt trong cây thuốc nhưng nhìn lại hơi giống lá rau cần.

- Đương qui là cây thuốc quí hàng đầu trong các cây thuốc bổ huyết với công dụng chữa thiếu máu, suy nhược cơ thế.

Kỹ thuật trồng đương qui:

- Đất trồng đương qui phải được cày bừa kỳ, tơi xốp và có độ ẩm cao, thoát nước tốt.

- Đương qui thường được nhân giống ở vùng núi cao với khí hậu mát để đảm bảo phẩm chất của cây.

- Thời vụ gieo đương qui từ tháng 9 – 12. Sau khi gieo hạt 45 – 50 ngày thì đánh cây ra trồng. Có thể gieo hạt và trồng luôn không cần đánh cây đi chỗ khác. Cách này cho năng suất cao nhưng thời gian sinh trưởng kéo dài.

- Điều kiện đất cũng như kỳ thuật làm đất

- Chăm sóc cây:

+ Khi cây có lá thì bón thúc đạm với tỉ lệ lkg urê pha loãng với nước/lha. 20 – 25 ngày bón thúc phân 1 lẫn. Ngoài ra cần bón thêm ka li, lân và phân chuồng để cây phát triến tốt cả củ và lá.

+ Thường xuyên vun gốc để cây đứng vững và trừ bệnh ở cổ rễ cho cây.

sơ chế Đương qui


Phòng trừ sâu bệnh:

+ Dùng thuốc hoá học để trừ sâu bệnh cho cây

+ Khi có nắng gắt hoặc mưa nhiều phải kịp thời xử lý để cây không bị thối củ hoặc bị hạn và chết héo.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế đương qui

- Thời vụ thu hoạch đương qui là tháng 6 – 7, khi lá bắt đẩu ngả vàng.

- Rửa sạch củ rồi xông diêm sinh ởnhiệt độ 35 – 40°c sau đó tiếp tục sấy hoặc phơi nắng để khô củ và bảo quản để dùng dần.

      Theo kinh nghiệm của những người trồng đương qui lâu năm thì có thể sơ chế củ đương qui bằng cách: đào đương qui về không rửa mà chỉ rũ cho sạch đất cát rồi phủ lá đậy bao tải hoặc ny lông ủ 2 ngày đêm. Sau đó lấy ra rửa sạch, phơi nắng sấy nhẹ khoảng 70%(cho gần khô) thì xông diêm sinh và sấy cho khô hẳn.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: cong dung cua tao, cây thuốc quý quanh ta

Kĩ thuật trồng và thu hoạch cây Địa Liền

Địa liền thuộc họ gừng (Zingi beraceae) và có tên khoa học là Kacpleria galang.

Giới thiệu chung:

- Địa liền là cây nhỏ sống lâu năm.

- Lá cây mọc sát mặt đất cà có hình trứng.

- Cuống lá là một ống ngăn, những lá ở giữa cây không có cuống.

- Rễ trong địa liền là một củ nhỏ.

- Hoa mọc vào tháng 8-9.

- Địa liền thường mọc hoang. Công dụng trong địa liền là chữa bệnh không tiêu, tê thấp tê phù, đau răng…

thu hoạch cây Địa Liền


Kỹ thuật trổng địa liền:

- Thời vụ địa liền là tháng 2 – 3 hàng năm.

- Đất thích hợp với địa liền là đất đồi, cát pha trong đất rừng mối khai phá đất trồng cây phải càv bừa kỳ và làm cỏ. Đánh luống cao 15 – 20cm rộng 90 – l00 cm. Đào trên mặt luống những hốc với khoảng cách hốc X hốc là 30 X 25cm.

Nhân giống:

     Dùng những củ nhỏ, mập đế làm giống. Những củ để rửa, để nguyên chất và được để ở những nơi khô ráo, mát mẻ. Khi sang xuân thì bóc tách củ ra trồng.

     Bón phân vào hốc rồi đặt những mầm cây, phủ nhẹ đất và rơm mỏng lên trên mầm, sau 1 tuần có thể thấy những hốc bị chết để trồng thêm mầm mới.

Chăm sóc:

- Sau khi trồng 30 – 40 ngày thì xáo xới và vun cỏ vào gốc để cây phát triển tốt. Bón phân đạm pha loãng hoặc phân chuồng mục đề cây làm củ. Mùa hè có thể che bớt luống cho cây khỏi nắng.

Thu hoạch và sơ chế địa liền:

- Thu hoạch địa liền khi lá bắt đầu ngả sang vàng, nếu trồng địa liền 2 năm thì sẽ thu hoạch được được những củ có chất lượng tốt.

- Sau khi đào phải rửa củ nhẹ nhàng để tránh xây xưóc. Thái củ thành những lát mỏng dày 2 – 3mm và rộng 1 – 2cm xông diêm sinh cho củ mềm. Để những lát củ chuyển thành nhưng màu đen cần phải phơi củ ngay sau khi xông diêm sinh.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tác dụng của táo, các cây thuốc quý

Kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dâu tằm

Cây dâu thuộc họ dâu tằm và có tên khoa học là Morus alka L.

Giới thiệu chung

- Dâu thuộc loại thân gỗ và có thể cao tới hàng chục mét.

- Toàn bộ thân cây gồm lá, cành, quả, rễ đều được làm thuốc. Cây tầm gửi sống nhờ trên cây dâu cùng là 1 vị thuốc qúy.

Kĩ thuật trồng dâu:

- Thời vụ: Dâu được trồng khi thời tiết bắt đầu có mưa giông tức là vào khoảng tháng 10-11 hàng năm.

- Nhân giống dâu bằng cách lấy những đoạn cây tươi của thân dâu bánh tẻ (gọi là hom) có nhiều mắt mầm và chặt hom thành từng đoạn 17 – 20cm.

- Dâu ưa đất phù sa, đất cát màu mỡ với độ ẩm cao và thoát nước tốt.

Có 2 cách trồng dâu là trồng dâu đất bãi và trồng dâu làm hàng rào.

thu hoạch dâu tằm


+ Trồng dâu đất bãi:

     Trước khi trồng dâu phải cày xới đất kỹ. Rạch trên ruộng thành những hàng sâu 30 – 40cm, mỗi hàng cách nhau 100 – 120cm. Bón phản chuồng vào các rạch rồi phủ đất lên trên phân. Cấy những hom dâu vào rạch theo hướng nằm ngang sao cho đầu của dâu hơi cao lên 1 chút. Cuối cùng lấp đất lên hom, tưới nước và phủ rơm rác để giữ ẩm cho cây.

+ Trồng dâu hàng rào:

     Chặt hom dài 35 – 40cm, mỗi mét chiểu dài cắm 8-10 hom vói phần gối xuống dưới đất. Sau 15 – 20 ngày khi hom nảy chồi và sinh trưởng thì có thể trồng bù những hom khác vào chỗ những hom bị chết. Khi cây cao 20 – 25cm thì tỉa bớt cây, chỉ để lại 2 – 3 cây mập và khoẻ.

- Chăm sóc cây: Bón phân đạm pha loãng, làm cỏ và xáo xới vun gốc cho cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Có thể dùng thuốc hoá học để diệt trừ sâu bệnh nhưng không dược phun thuốc lên mặt lá để tránh làm giảm chất lượng của lá. Để trừ bệnh hại cho cây, cần chọn và xử lý giống từ khi làm hom.

Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế

+ Lá cây thường được thu hoạch vào những ngày có nắng ẩm. Chỉ nên hái lá có bánh tẻ, có màu xanh thẫm. Phơi lá trong bóng dâm hoặc sấy nhẹ để lá giữ nguyên màu xanh.

+ Vỏ rễ dâu (tang bạch bì) tang bạch bì có thể thu hoạch quanh năm. Rễ phải rửa sạch, cạo bỏ to cắt bỏ rễ phụ. Lấy vỏ rễ phơi hoặc sấy cho khô.

+ Qủa dâu chín (tang thầm): thu hoạch khi quả chín thâm và ủ thêm khi quả đen thẫm. Quả dâu có thể sấy khô hoặc để dùng tươi và ngâm làm nước giải khát

+ Tầm gửi sống trên cây dâu (tang ký sinh): Thu hoạch toàn bộ và phơi khô hoặc sấy, cắt tang bạch bì thành từng đoạn nhỏ để dùng

+ Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu diêu): thu hoạch cả tổ.

+ Có thể bắt sâu đục thân hoặc cây dâu phơi khô, ngâm rượu uống cũng rất tốt.